30/11/14

Giêsu Kitô, Joseph Doré


Joseph Doré


Giêsu Kitô






Định Hướng Tùng Thư
2004


Người dịch    Nguyễn Đăng Trúc
                   Đọc lại         Trần Duy Nhiên
                                      Đỗ Tân Hưng

Dịch từ bản Pháp văn «Jésus-Christ»,
Les Éditions du Cerf, Paris, năm 1992

Xuất bản với giấp phép của
  TGM  Joseph  Doré    « Les Éditions du Cerf »

ISBN     2 – 912554 – 30 – 6


Định Hướng Tùng Thư
 xuất bản 2004

13 g rue de l’ILL,  F- 67116 Reichstett, France



Joseph Doré

Giêsu-Kitô

 
Định Hướng Tùng Thư
13 g rue de l’ILL,  F- 67116 Reichstett, France
xuất bản 2004


 Người dịch    Nguyễn Đăng Trúc
                   Đọc lại         Trần Duy Nhiên
                                      Đỗ Tân Hưng

Dịch từ bản Pháp văn «Jésus-Christ»
do Les Éditions du Cerf, Paris, năm 1992
Xuất bản với giấp phép của
  TGM  Joseph  Doré    « Les Éditions du Cerf »

ISBN     2 – 912554 – 30 - 6

Giám mục  Joseph Vũ Duy Thống

       Chủ tịch Ủy Ban Văn Hóa
   Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Ngày  22  tháng 12 năm 2002




 Kg  Quý anh Nguyễn Đăng Trúc, Trần Duy Nhiên, Đỗ Tân Hưng



Tôi vừa nhận được bản dịch tiếng Việt cuốn Giêsu-Kitô của  Đức Tổng Giám Mục Joseph Doré mà quý anh có công chuyển dịch và gữi tặng. Tôi cám ơn cử chỉ quí hóa các anh dành cho tôi, và nhân dịp nầy tôi chân thành hoan nghênh những cố gắng của quý anh trong nổ lực phát huy công cuộc đào tạo Kitô-giáo của Giáo Hội.
Tác giả tập sách nhỏ nầy là một chủ chăn trong Giáo Hội và cũng là một trong những nhà thần học trụ cột hiên nay. Ngài là giáo sư thần học và là thành viên của Ủy ban quốc tế về thần học, nỗi bật trong những công trình nghiên cứu về Kitô-học và thần học các tôn giáo.
Tập tài liệu thật ngắn gọn, trình bày một cách giản dị những nội dung thiết yếu về đức tin kitô-giáo qua lối nói và cách suy nghĩ của con người ngày nay.




Tôi cầu mong tài liêu nầy được phổ biến cho đồng bào Việt-Nam chúng ta, lương cũng như giáo, để đức tin Kitô-giáo được hiểu theo đúng nội dung mà Giáo Hội muốn truyền đạt.
Kính xin Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc cho quý anh và gia quyến.

Trân trọng


+ Joseph Vũ Duy Thống





I

Giêsu ?


 Đã từ lâu nhiều Kitô-hữu có cảm tưởng là khi nói mình tin Thiên Chúa tức là đã diễn tả được điều thiết yếu về đức tin của mình. Nhưng sự thể đã thay đổi.
Hẳn nhiên Kitô-hữu luôn luôn tin vào Thiên Chúa! Nhưng một nền giáo lý trực tiếp dựa vào Kinh Thánh hơn, cũng như lối nói thông dụng trong lễ nghi cử hành Thánh Thể .v.v. đã lưu ý đến một Đấng có vị thế rất quan trọng trong đức tin, bên cạnh « Thiên Chúa » (và « Giáo hội ») : đó là Đức Giêsu.
Như thế phải chăng trong quá khứ người ta đã quên Ngài rồi chăng? Hẳn nhiên là không. Nhưng, nói cho đúng, người ta không phân biệt giữa Ngài và « Thiên Chúa ». Chẳng hạn không phải là người ta từng nói « trao Mình Thánh Chúa »[1] để chỉ việc « hiệp lễ, trao mình Đức Kitô »[2] ?...
Còn về nhân tính của Đức Giêsu thì sao ? Người ta cũng không hờ hững bỏ qua đâu. Người ta vẫn luôn nhắc đến sinh nhật Đức Giêsu "trong máng cỏ " vào mùa Giáng sinh, cái chết của Ngài trên thánh giá " ngày thứ sáu tuần thánh ", và giữa hai sự kiện nầy còn có những lời giảng dạy, các dụ ngôn, các phép lạ .v.v. Nhưng tất cả những điều đó đều được bao bọc và cuốn hút vào « một cảnh vực thần linh » dường như là thế giới riêng của Đức Giêsu. Rốt cục, nếu có một khía cạnh nhân loại nơi Đức Giêsu, thì đó là một nhân tính hết sức đặc biệt. Người ta đã thấy nhân tính đó « được thần hóa», đậm nét thần thiêng đến độ không còn có thể xuất hiện giống như nhân tính chúng ta. Người ta có nghĩ rằng những khổ đau và cái chết của Ngài trên thánh giá có thể nào đúng là những khổ đau thật sự của con người, là một cái chết thật sự của con người không ?
Về điểm nầy,  giáo lý và các lối giảng dạy về đạo đã bắt đầu tu sửa.  Người ta đã trả lại cho Đức Giêsu,  con người Giêsu, vị trí trung thực, vị thế trung tâm trong đức tin Kitô giáo. Thật vậy, kinh Tin-kính không phải đã nói rằng : « Tôi tin Thiên Chúa (...) và Chúa Giêsu-Kitô con một Thiên Chúa Chúa chúng tôi, (...) đã nhập thể bởi Trinh Nữ Maria và đã làm người » hay sao?
Nói tóm, Kitô hữu không những tin Thiên Chúa, nhưng còn tin Đức Giêsu-Kitô : Họ tuyên xưng rằng, nếu Đức Giêsu-Kitô thật sự là Thiên Chúa, thì đồng thời Ngài thật sự là con người.

Tại sao lại là Giêsu ?

Như vậy thì hẳn tốt đẹp rồi. Nhưng lại còn một câu hỏi nền tảng nầy đặt ra : xét cho cùng, lối tin tưởng như vậy không tạo quá nhiều điều phiền toái hay sao ?
Tin Thiên Chúa thôi  thì không phải là dễ, nhưng dường như cũng nhờ tin có Ngài mà hiểu được nhiều chuyện xảy ra trong cuộc sống. Vì thế người ta có thể quyết tâm tin vào Ngài : quyền năng vô tận và sự thiện hảo vô biên của Ngài có thể mang lại cho con người chúng ta hy vọng và can đảm sống. Nhưng làm sao tin được một con người như chúng ta, Ông Giêsu ấy, lại là Thiên Chúa ?  Làm sao quan niệm được một việc như thế ?
Nếu Đức Giêsu là một đấng siêu phàm, thì chỉ tin  rằng chính Ngài đã tin vào Thiên Chúa, đã nói đến Thiên Chúa và đã sống cho Thiên Chúa một cách hết sức gương mẫu, nhưng trên một bình diện thuần túy con người mà thôi, như vậy không đủ hay sao ? Hơn nữa, tại  sao lại muốn biệt đãi Đức Giêsu so với tất cả những vị tiên tri lỗi lạc mà lịch sử đã chứng kiến như Maisen, Đức Phật, Đức Mahomet v.v?  Tại sao đặt Đức Giêsu lên một tầm quan trọng quá như thế, trong khi biết bao nhiêu người thiện chí tìm kiếm Thiên Chúa, và có thể đã tin, nhưng không hề biết đến Ngài, Đức Giêsu nầy, và có lẽ sẽ không bao giờ biết Ngài ? Và cuối cùng tại sao nói rằng Ngài là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ,  khi người ta thấy bước đi của thế giới tương đối cũng chả thay đổi được bao nhiêu, nhất là ngay cả nơi những người tuyên dương Ngài : những Kitô-hữu ?
Càng đặt vấn đề, câu hỏi càng dồn dập. Vâng, tại sao lại là Đức Giêsu, ít nhất tại sao lại là Đức Giêsu như người ta trình bày cho chúng ta? Một Giêsu huynh đệ với mọi người, đối đầu với mọi bất công, trung kiên với lý tưởng của mình cho đến chết, vâng ! như thế thì  không có gì thắc mắc;  rồi người ta lại nói: một Giêsu không những là một con người gương mẫu nhưng còn là một vị tiên tri duy nhất đối với chúng ta ; trong bối cảnh những người Tây Phương, đến đây còn quan niệm được!  Nhưng Giêsu là người và là Thiên Chúa, người-Chúa, Con duy nhất của Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ duy nhất cho mọi người : làm thế nào điều nầy xảy ra được ? Tại sao lại Đấng Giêsu nầy ? Tại sao lại một vị Giêsu như thế ?

Giêsu, bởi vì...

Đến đây, người ta có thể trả lời: Tại sao Đức Giêsu ấy ư ?  Vì toàn bộ Truyền thống Giáo hội trình bày Ngài cho chúng tôi như thế ! Và có thể nói thêm là : vì hôm nay những người có sứ mệnh, thẩm quyền trong Giáo hội : giáo hoàng và các giám mục  luôn truyền đạt cho chúng tôi cũng một giáo huấn y như thế.
Hẳn nhiên, không tín đồ Công giáo nào không biết điều đó. Nhưng đừng vội qua trang nhanh quá, vì vấn đề không đơn giản tí nào đối với mọi người, và cũng có thể có một lối khác hay hơn để khởi đầu.
Bây giờ, tạm quên các « chứng lý quyền uy » để chỉ nói thế nầy : Tại sao Đức Giêsu ư ? Thưa rằng trước hết vì Ngài đã và đang chiếm một vị thế lớn lao trong lịch sử, lịch sử của chúng ta cũng như lịch sử toàn nhân loại : do đó, truy cứu để hiểu tại sao lại như thế không phải là điều nên làm hay sao ?
Và vì những gì chúng ta biết được về Ngài không thể cho phép chúng ta dửng dưng : ai đã từng nói về thương yêu như Ngài ; ai đã nối kết tin Thiên Chúa phục vụ tất cả người anh em trong gia đình nhân loại vào tình thương yêu ấy ; ai đã bênh đỡ thân phận người nhỏ bé, yếu đuối, nghèo nàn, bịnh tật trăm đường như Ngài ; ai luôn nhắc nhở con người về những khát khao và những ràng buộc đạo đức trường cửu của thân phận con người trên dương thế như Ngài ; và ai khai mở cho con người nơi trần gian nầy niềm hy vọng vào cuộc sống có thể vượt thắng dứt khoát sự chết  như Ngài ?
Và cuối cùng, Ngài đã không chỉ nói, nhưng đã là người đầu tiên làm chứng lời nói bằng cuộc sống của mình. Và một chuỗi dài những khuôn mặt sáng chói của nhân loại nối gót Ngài : từ thánh Phaolô đến thánh Augustinô và từ thánh Irénée đến thánh Catarina thành Siênna ; Phanxicô Assisi và Têrêxa Avila, Charles de Foucauld và Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Gioan XXIII và Martin Luther King, dom Helder Camara và mẹ Têrêxa.
Toàn bộ dữ kiện đó không thể dẫn lối cuộc sống  chúng ta hay sao ? Không nhắc nhở chúng ta cần  làm điều gì, cần trông đợi điều gì hay sao ? Kỳ cùng, dường như  ít có nhân vật nào đã đề xướng và mãi đem đến cho lịch sử toàn thể nhân loại một nội dung và một tầm vóc ý nghĩa như vậy !
Đó là những lý do mà đối với Giêsu ta không thể chỉ dừng lại ở mức nầy thôi.
Đó là thắc mắc thúc đẩy ta truy cứu thêm và tự hỏi: Làm thế nào mà Đức Giêsu có thể nói và làm được những việc ấy, và tại sao ngày hôm nay Ngài còn giữ một tầm quan trọng như thế trong cuộc sống biết bao nhiều người? Cái gì đã giúp Ngài làm được ?
 Nói tóm lại: « Vậy, ông ấy là ai ? » (Mc 4,41.)
... Và đến đây vào khúc cuối của chương dẫn nhập ngắn nầy, chúng tôi có thể gỡ rối được thắc mắc đã nêu lên : « Giêsu ư ? ». Chúng tôi xin trả lời : Vâng, Giêsu !




II

Giêsu khởi từ Giêsu

Từ thủa ban đầu

Điều làm người ta ngạc nhiên hơn cả về Đức Giêsu kỳ thực cũng là thắc mắc tại sao  «công cuộc »[3]* của Ngài có thể mãi tiếp tục đến ngày hôm nay. Không những ký ức về Ngài không phôi pha qua bao thế kỷ, mà ngày nay trên thế giới vẫn còn một nhóm từng mấy trăm triệu người, không khác gì những người khác, ngoài việc gắn bó thật sự với Ngài.


Ngay sau Giêsu

Để làm sáng tỏ sự kiện làm thế nào mà « công cuộc của Đức Giêsu » luôn tiếp diễn, ta thử trở lại ngọn nguồn. Hẳn nhiên là quay về chính Đức Giêsu ; nhưng – và trong một nghĩa nào đó phải nói là trước hết -  phải tìm hiểu việc gì xảy ra ngay sau khi Ngài đã khuất.
Vì kỳ thực Giêsu là người, và ngài đã chết thật. Vả lại, Ngài không bao giờ viết điều gì để lại cả. Nếu sau hai mươi thế kỷ có điều gì liên quan đến Ngài mà còn đến được với chúng ta, thì vì có « một sự việc gì đó » đã xảy ra sau khi Ngài mất. Nếu không thì chắc những gì liên quan đến Ngài hẳn chỉ giữ kín trong huyệt mộ mà thôi. Như vậy, điều gì thực sự đã xảy ra « ngay sau » Giêsu ? Đó là câu hỏi cần được đặt ra nếu muốn có một may mắn nào đó để đi xa hơn.


Các môn đệ

Khởi đầu công việc, Đức Giêsu  tuyển môn đệ*. Ngài đào tạo họ khi Ngài còn ở với họ và đã trao cho họ phận vụ tiếp tục công việc của Ngài một ngày nào đó, và thật sự họ đã thực hiện sau khi Ngài ra đi.  Nên chính nhờ họ và chỉ nhờ có họ, mà từ đó về sau chúng ta mới đến được với Giêsu, bởi lẽ chỉ nhờ vào họ mà công cuộc* của Đức Giêsu mới được tồn tại... Nhưng phải xem bằng cách nào sự việc lại diễn tiến như thế ! « Các môn đệ » sở dĩ theo Đức Giêsu vì nghĩ rằng nghe lời Ngài dạy và xem  việc Ngài làm, hẳn họ sẽ tìm được ý nghĩa toàn hảo cho cuộc đời của họ : « Thưa Thầy, chúng tôi biết theo ai ? Thầy có những lời hằng sống » (Gioan 6, 68). Nhưng nay trước mắt họ, vị thầy vô song nầy đã bị xử tử, bị toàn Israel* ruồng bỏ : hoàn toàn không phải là những gì họ mong đợi ! Hơn nữa, họ là người Do-Thái tốt lành, tin một Thiên Chúa và một Thiên Chúa duy nhất mà mắt người trần không thể nào thấy được, Đấng « ngự nơi ánh sáng không hề với đến » (1 Gioan 6,16).  Thế nhưng khi chúng  ta  đọc  lại  những bản văn của Tân Ước  do chính


" Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách nầy. Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người " (Ga 20, 30-31)
 


các Tông đồ hoặc môn đệ trực tiếp của họ đã viết, thì họ lại minh xác với  chúng ta rằng Giêsu thực sự là Con Thiên Chúa !
Như vậy, những người môn đệ đầu tiên đã phải thắng vượt ít nhất hai trở ngại hết sức cam go để có thể truyền đạt những gì họ loan báo cho chúng ta về Đức Giêsu. Trước hết là thảm trạng[4] nơi cái chết của Giêsu, một khi trước đây chính Ngài đã từng dấy lên niềm hy vọng nơi họ;  tiếp đó là việc họ không thể nào làm được khi nhìn nhận một Thiên Chúa ngoài Đức Giavê.
Nhưng các bản văn cũng cho chúng ta hay là có hai điều giúp họ vượt thắng được các trở ngại đó.
Một mặt là niềm thâm cảm họ tiếp nhận  nơi Giêsu trong thời gian sống với Ngài trước đây : ngày ngày, Ngài đã dấy lên nơi tâm hồn họ sự ngạc nhiên và, biết bao lần họ thắc mắc về Ngài. Khi thấy việc ngài làm (Mc 2,12), họ tự hỏi : « Làm sao việc đó xảy ra được ? ». Khi nghe Ngài nói (Mc 6,2 ; xem 1,27), họ sững sờ : « Do đâu mà Ngài biết  điều ấy ? ». Và cuối cùng : « Ngài là ai vậy ? » (Mc, 4,41).
Mặt khác, một thời gian ngắn sau khi Đức Giêsu chết, họ đã xác tín là Ngài đã đi qua sự chết, đã được phục sinh : « Giêsu Nazareth, con người ấy (...) đã từng bị giao nộp (...), Thiên Chúa đã làm cho Ngài sống lại» (CV 2,22-24).
Chưa đến lúc chúng ta đặt vấn đề xem thử chính chúng ta thật sự có tin vào sự sống lại của Đức Giêsu hay không ; chúng ta sẽ trở lại vấn đề đó ở phần sau. Lúc nầy chúng ta cố gắng nắm bắt điểm quan trọng nhất đối với niềm tin của các môn đệ vào Đức Giêsu : Chính vì họ đã tin vào sự sống lại của Đức Giêsu, nên họ đã nói và đã viết về Ngài như họ đã làm. Và chính vì thế mà « công cuộc cuả Đức Giêsu* » đã tồn tại và đến với chúng ta. Phaolô chẳng hạn  diễn tả minh bạch thế nầy : « Nếu Đức Kitô không sống lại, đức tin của anh chị em vô ích (...). Nếu chỉ vì cuộc sống nầy thôi mà chúng ta đã đặt niềm hy vọng của chúng ta vào Đức Kitô, thì chúng ta là những kẻ khốn cùng hơn ai hết » (1 Cr 15,17-19).
Đến đây, có thể nào xác định xem các môn đệ ấy đã nói và viết gì về Giêsu hay không? Về thắc mắc nầy, chúng ta phải quay về Tân Ước.



Tân Ước

Bộ Tân Ước, gồm bốn bản Phúc Âm  (Mathêu, Marcô, Luca và Gioan), các thư của các tông đồ hoặc thánh thư (của Phaolô, Gioan, Phêrô...) và sách Khải huyền, ghi lại chứng từ trực tiếp của những người đã sống với Đức Giêsu, đã « thấy, nghe, sờ đụng » (1 Gioan 1,1)  Ngài. Thử lược xem Đức Giêsu mà họ muốn giới thiệu với chúng ta như thế nào.




Là một con người


Họ nói đến một con người. Người ta biết đến cha mẹ Ngài (Mc 6,3) và nơi sinh của Ngài (Mt 2,1). Ngài biết mệt nhọc (Gioan 4,6) và biết đói khát (Mc 11,12). Ngài đã sống tình bè bạn (Gioan 11,36) và niềm hân hoan (Lc 10,21), âu yếm (Mc 10,13-16) và thán phục (Mt 8,10). Có lúc Ngài tức bực và nổi giận (Mc 2,5), và không biết tương lai (Mc 13,32) và ngay cả bị cám dỗ (Mc 1,13). Ngài buồn phiền khi mất một người bạn (Gioan 11,35), khi quê hương Ngài thất vọng, khi tương lai của Ngài đáng lo âu (Lc 19,41 tiếp theo). Ngài từng khắc khoải trước khổ nạn (Mc 14,33), và kinh nghiệm thân phận bị bỏ rơi trong thử thách tột bực, sự chết  (Mc 15,34). Xuyên qua những tình cảnh đó, Ngài đã sống như một người tin, tin tưởng vào Thiên Chúa ngay trong những giây phút đen tối nhất (Mc 14,36), và đã chết, phó thác số phận mình vào Thiên Chúa, đặt hết hy vọng vào Thiên Chúa ngay trong tình cảnh tuyệt vọng (Lc 23,46).


Là Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ

Tuy nhiên, không bao giờ Đừc Giêsu lại được giới thiệu chỉ như một người ở giữa những người khác. Ít nhất cần phải thêm hai đặc điểm nầy nếu muốn kể lại đúng chân dung mà Tân Ước trình bày về Đức Giêsu.  Trước hết,  các bản  văn  nhìn nhận nơi Đức Giêsu, con người Nazareth nầy, một lý lịch* Thiên Chúa[5] không hơn không kém. Thật thế, không những Giêsu được giới thiệu như (là) một vị tiên tri*  rất lạ lùng, chưa bao giờ từng thấy một vị nào như thế (Mc 2,12), và như Con của con người*, siêu phàm và vinh hiển mà tiên tri Daniel đã từng loan báo (Mt 8,20 ; xem Đn 7,13) ; nhưng Ngài còn là « Chúa* »[6] ,  là Con* [7] Duy  nhất  của  Thiên  Chúa  (Mc 1, 11)    là « Hình ảnh* » [8]  của Thiên  Chúa  (Cl 1, 15) ;  và cuối  cùng là « Lời* »[9]  ở « với Thiên Chúa » (Gioan 1,1b) và là « Thiên Chúa » (Gioan 1,1c). Tóm lại: Ngài được nói đến  là « Thiên Chúa». Thứ đến, Giêsu được gắn với phận vụ và vai trò Đấng Cứu Độ, và Đấng Cứu Độ mọi người[10]. Vì để cứu độ thế giới mà Ngài đã được gửi đến (Gioan 3,17) và Ngài đã đến (Mc 2,17). Ngài có những lời hằng sống (Gioan 6, 68).  Ngài đã nộp mạng mình (làm " hy tế ") để "nhiều người " được cứu độ (Mc 14,24). Nên Ngài là « Con Chiên * tế lễ », Đấng « gánh lấy và xóa tội trần gian » (Gioan 1,29). Ai tin vào Ngài và đi theo Ngài sẽ được cứu độ (Gioan 6,40) ; ai chịu phép rửa nhân danh Ngài (Mc 16,16)  và đón  nhận thân xác Ngài (Gioan 6,51) thì sẽ có sự sống đời đời.
Tóm lại : « Không có một danh nào khác dưới bầu trời  nhờ đó mà chúng ta có thể được cứu độ » (CV 4,12).




 

«  Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu, thấy người tắt thở như vậy liền nói : ‘ Quả thật, người nầy là Con Thiên  Chúa’ »  (Mc 15,39)
 



Chúng ta thử tóm kết: Đức Giêsu đã được giới thiệu như một tiên tri đến từ Nazareth, đồng thời như  Con riêng của Thiên Chúa duy nhất và là Đấng Cứu độ chân  thật  của  mọi người.  Đó  là chứng  tá của những môn đệ đầu tiên của Ngài về Ngài, mà Tân Ước lưu lại cho chúng ta. Ai đọc sách ấy hẳn có thể thấy như vậy. Nhưng chúng ta sẽ còn sớm nhận ra rằng sự thể không đơn giản!



Qua các thế kỷ


Chúng ta vừa kiểm chứng xem từ Đức Giêsu đã chuyển qua thế hệ trực tiếp đi sau Ngài như thế nào, để biết bằng cách nào «công cuộc* » của Đức Giêsu có thể tiếp tục đến với chúng ta. Nay vấn đề đặt ra cho chúng ta là tìm hiểu xem, qua suốt  mười chín thế kỷ kể từ thời các nhân chứng trực tiếp của Đức Giêsu đến chúng ta, người ta đã tiếp tục hiểu và trình bày chân dung và thân phận Ngài như thế nào. Việc làm nầy có thể giúp chúng ta hôm nay hiểu rõ hơn về Ngài.


 

«  Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết »  (Ga 6, 40)
 


Thiên Chúa thật và người thật

Kitô hữu đã phải đối đầu rất sớm với những sai trật–những lạc thuyết* [11]-  trong phương cách hiểu chứng tá của Tân Ước liên quan đến Đức Giêsu.
Điểm đáng lưu ý là lạc thuyết đầu tiên là một thuyết lý không nhìn nhận Đức Giêsu-Kitô có một thân xác thật sự. Và tiếp đó, suốt gần năm thế kỷ, các giáo phụ của Giáo hội* phải chống lại với các trào lưu liên tục có khuynh hướng khước giảm về nhân tính thật sự của Đức Giêsu. Chẳng hạn người ta ngại phải nhìn nhận việc Đức Giêsu có một linh hồn và một ý chí con người như chúng ta. Vì nếu nhìn nhận như vậy là giả thiết rằng Ngài hẳn không biết đến một số việc và phải mang chịu những khổ đau. Làm sao chấp nhận được điều nầy mà không phạm đến thiên tính trọn đầy mà ta từng muốn nhìn nhận nơi Ngài ! Đây là điểm đầu tiên : Giáo hội vào các thế kỷ đầu luôn chống lại các trào lưu nầy. Giáo hội quả quyết rằng Đức Giêsu là người thật.
Trường hợp tương tự và là điểm thứ hai cũng quan trọng mà Giáo hội không bao giờ nhượng bộ, đó là chân lý về thiên tính của Đức Giêsu. Giáo hội đặc biệt đã phải xác quyết chân lý nầy vào đầu thế kỷ thứ tư. Thượng phụ Ariô thành Constantinôpôli nêu lên rằng Ngôi Lời* đã nhập thể* nơi Đức Giêsu (xem Gioan 1,14) không thật sự là Thiên Chúa. Ngài cũng chỉ là một thụ tạo thôi. Nhưng, ngài là một thụ tạo tuyệt đối duy nhất không giống với bất kỳ ai, là  thụ tạo đầu tiên, và từ thụ tạo nầy mọi thụ tạo khác sau đó đã được tạo dựng và tiếp tục được tạo dựng. Lý thuyết nầy đi ngược lại một cách quá rõ rệt nhiều điều trong Tân Ước nên nó tức khắc gây nên những phản ứng chống đối mãnh liệt (chung quanh giáo phụ nổi tiếng Athanase thành Alexandria). Nhưng âm hưởng vấn đề dấy lên khắp Đế quốc đòi hỏi một một giải pháp triệt để nhằm chận đứng : tập họp đông đảo tối đa các vị  « lãnh  đạo đức tin », tức là các giám mục, để giải quyết một lần dứt khoát và rõ ràng. Và « công đồng » đầu tiên, công đồng Nicée, được triệu tập vào năm 325. Bản văn mà các nghị phụ công đồng Nicée chuẩn nhận được công đồng Constantinôpôli (năm 381) tu chính và bổ sung và tiếp tục được Kitô-hữu đọc vào các ngày lễ chủ nhật.  Nghĩa là bản văn vô cùng quan trọng. Được gọi là « bản tín điều[12] công đồng Nicée-Constantinôpôli ». Bản văn chống lại lạc thuyết Ariô và xác quyết rằng Con duy nhất của Thiên Chúa, Ngôi Lời của Thiên Chúa nhập thể trong Đức Giêsu-Kitô, « đồng bản tính* với Đức Chúa Cha». Nghĩa là : Ngài thực sự thuộc về «cảnh vực Thiên Chúa »[13], Ngài là thành phần của chính thực tại Thiên Chúa[14], Thiên Chúa không là « Thiên Chúa » nếu không có Ngài [15]. Nói cách khác : Đức Giêsu là người thật và cũng là Thiên Chúa thật.


Hai bản tính và một ngôi vị

Sau công đồng Nicée, còn cần thêm nhiều cuộc tranh luận và một vài công đồng* khác nữa để thấy rõ hơn vấn đề trực tiếp dấy lên từ những soi sáng vừa mới thực hiện được trong bản tín điều nói trên : Vấn dề  hiệp nhất bản tính của Đức Giêsu-Kitô. Làm sao cùng một hữu thể đồng thời là Thiên Chúa thật và con người thật, mà không chia phân thành đôi ? Mặc dầu những công đồng kế tiếp nêu lên nhiều  điểm minh xác quan trọng, nhưng công đồng CHALCÉDOINE họp năm 451 đã soạn bản văn (bản « qui định »[16] ), được nhìn nhận sau nầy như lề luật đức tin liên quan đến Đức Giêsu-Kitô :

Chúng tôi kêu gọi (...) để tuyên xưng một Chúa Con duy nhất và chân thật, Đức Giêsu-Kitô Chúa chúng ta ; toàn vẹn về thiên tính, toàn vẹn về nhân tính ; thật sự là Thiên Chúa và thật sự là người, được kết thành bởi một linh hồn có lý tính[17] và một thân xác ; đồng bản tính* với Đức Chúa Cha trong thiên tính của Ngài, đồng bản tính với chúng ta trong nhân tính của Ngài ( ...) Trong hai bản tính*, không hỗn hợp và không đổi thay, không phân chia và phân ly [18] (...) Những đặc tính của hai bản tính luôn toàn vẹn và gặp nhau trong một vị*[19] duy nhất hoặc ngôi* (...) [20]


Nói cách khác :

·         Đức Giêsu là người « giống với chúng ta trong mọi sự trừ tội lỗi » (Xem Dt  4,15), Ngài tham gia vào bản tính* con người, nghĩa là : tham gia vào cùng « khung hữu thể [21] » của con người.
·         Nhưng Ngài cũng tham gia bản tính Thiên Chúa, nghĩa là : ngài đồng thời tham gia « cảnh vực hữu thể » của chính Thiên Chúa.
·         Nhưng, hai sự  tham gia [22] nầy được thực hiện, hướng dẫn và điều hành bởi một ngôi vị *, đó là Ngôi Lời * Con Thiên Chúa. Sự hiệp nhất và hữu thể của Đức Giêsu-Kitô được thực hiện nơi Ngôi Vị nầy.
·         Tuy nhiên, ngôi vị thiên tính ấy hướng dẫn, điều hành và tác động mỗi bản tính (trong hai bản tính)  theo những khả năng riêng và những đặc tính cá biệt của mình.  Vì vậy mà nên nói rằng nhân tính của Đức Giêsu thật sự sinh hoạt, trong mọi sự [23], « theo tính con người». Nhưng cũng cần thêm rằng những gì nhân tính đó làm và chịu đựng đều được hướng dẫn, nâng đỡ và chu toàn bởi chính Ngôi Lời-Con Thiên Chúa.

Đó là tóm kết  những qui định về đức tin vào mầu nhiệm Đức Giêsu-Kitô, sau nhiều thế kỷ, từ các thánh Tông đồ cho đến thời chúng ta.



Cộng đồng Kitô-giáo và thời tân kỳ

Qui định của công đồng Chacédoine chỉ đạo suy tư về Đức Giêsu-Kitô cho đến ngày nay. Về điểm nầy cũng như trong nhiều lãnh vực khác, thời Trung cổ và đặc biệt là Thánh Tôma Aquinô* đã đóng một vai trò quan trọng. Qua gần mười lăm thế kỷ người ta lặp lại lối đặt vấn đề của họ, cố soi dọi hai điểm chính yếu : vấn đề « hiệp nhất trong cùng một ngôi vị* [24]» (làm thế nào con người và Thiên Chúa có thể kết hợp làm một nơi Đức Giêsu-Kitô, mà Thiên Chúa lại không tiêu hút hết con người ?) ; và « mầu nhiệm cứu chuộc* » ( làm thế nào Đức Giêsu và việc Ngài đã làm có thể  mang lại sự cứu độ cho toàn thể thế giới ?). Những nhà thần học hôm nay đặc biệt đưa thêm những suy tư về " ý thức của Đức Kitô", vào những vấn đề ấy : làm thế nào con người Giêsu đã có thể ý thức rằng mình là Thiên Chúa?  Nói chung, nỗ lực chính trong nhiều thế kỷ là bình chú, lặp lại và nối tiếp giáo huấn của công đồng Chalcédoine (và những gì Thánh Tôma và thần học thời Trung cổ đã nói về qui định nầy).
Vào thời tân kỳ lại xuất hiện nhiều đối kháng. Nhiều thắc mắc liên tục và dồn dập đặt ra :

·   Kỳ cùng, tại sao phải chấp nhận một truyền thống* và một giáo huấn*  như là những thẩm quyền duy nhất về chân lý : Kinh Thánh và cảm nghiệm cá nhân không đủ hay sao ? (Luthêrô*.)
·   Tại sao lại phải nhìn nhận một thẩm quyền đặc biệt ngay cả nơi Kinh Thánh: lý trí không đủ để con người đạt đến chân lý sao? (triết học ánh sáng*, học thuyết duy lý).
·   Cuối cùng, tại sao cứ mãi bận tâm về các lối suy tư : không cần để ý đến điều mà lịch sử có thể giúp chúng ta hiểu về Đức Giêsu hay sao ?  Vì không phải rằng Đức Giêsu là người, nên cũng là một nhân vật (của) lịch sử như bao nhiêu vị khác hay sao ? (thế kỷ XIX, khi nền khoa học về lịch  sử  phát sinh ; xem phần sau).

Sự thể không phải là tình trạng song hành, đôi đường đôi nẻo xa lạ với nhau, - một  bên là « truyền thống » của cộng đồng Kitô-giáo, bên kia là phe chống đối của thời tân kỳ -; nhưng mỗi bên tìm cách bảo vệ và cố thủ lập trường của mình sợ bên kia tấn công...


Các nhà minh giải Kinh Thánh và các nhà thần học ngày nay

Vào thời đại chúng ta, đối diện với những gì đang bị đặt lại thành vấn đề, phía Kitô-giáo, Tin lành* cũng như Công giáo*, người ta đã thực hiện được một công trình to lớn  khi nêu lên lại những câu hỏi liên quan đến Đức Giêsu mà tâm thức thời đại đang đặt ra. Những nhà chuyên môn về Kinh Thánh - những nhà minh giải* Kinh Thánh – truy cứu lại Tân Ước. Họ thiết định nhiều dữ kiện trong đó có một số bằng chứng rất quí, không thể nào hoài nghi được nữa, có thể giúp người ta dựa vào một cách an toàn.  Những dữ kiện nầy vừa liên hệ đến Đức Giêsu vừa liên hệ đến những lý do đã thúc đẩy các thế hệ Kitô-hữu đầu tiên trình bày về Ngài như họ đã làm. Còn phía các nhà thần học*, thì họ dựa vào các nhà chú giải Kinh Thánh để cố gắng diễn tả đức tin muôn thủa một cách linh hoạt hơn, trả lời cho những thắc mắc và chống đối dấy lên từ con người ngày hôm nay. Họ có lối tiếp cận mới và áp dụng những phương pháp mới mang lại lợi ích cho chúng ta.
Phần lớn những tên tuổi về thần học hiện thời đã viết về Đức Giêsu-Kitô như  thế. Trước hết ở Âu Châu và Mỹ Châu. Nhưng ngày nay ở Phi Châu và Viễn Đông có nhiều nỗ lực rất đáng lưu ý nhằm trình bày «những khuôn mặt của Đức Giêsu » vừa đúng với đức tin của Giáo hội vừa thích ứng với các nền văn hóa của các dân tộc địa phương. Cuối cùng không ai mà không biết đến vị thế dành cho Đức Giêsu-Kitô trong trào lưu thần học rất quan trọng mới đây, chúng tôi muốn nói đến « thần học giải phóng », ở Châu Mỹ Latinh và các nơi khác.

Có thể nói đây là những chứng cớ cho thấy, « từ Giêsu » (xem tựa đề chương hai nầy), Đức Giêsu đã không ngừng làm cho người ta chú tâm và mãi còn làm cho ta chú tâm. Nay là lúc cần nhìn rõ hơn nữa điều hay nào, lợi ích nào mà Ngài có thể luôn luôn mang lại cho chúng ta ngay trong thời buổi nầy: như thế nào, tại sao và đến mức nào.


 



III

Giêsu hay là Giêsu-Kitô ?


Qua toàn bộ chương trước đây, chúng ta đã thu thập được một nguồn tài liệu phong phú; kỳ thực là chúng ta chỉ nhằm nêu lên một cách thiết yếu những gì đã được người ta nói đến Đức Giêsu-Kitô qua lịch sử, từ thời các vị Tông đồ đến thời đại chúng ta. Và vào phần cuối chương ấy, qua những gì chúng ta đã ghi nhận được, chúng ta không thể kết thúc làm sao hơn là nêu lên thắc mắc : vậy Đức Giêsu can hệ gì với chúng ta hôm nay. Bây giờ chúng ta sẽ tập chú vào điểm đó.


Thắc mắc về Đức Giêsu
  « tầm quan trọng của vấn đề »

Thắc mắc chủ yếu nêu lên về Đức Giêsu-Kitô có thể tóm kết thế nầy. Chữ « Giêsu » không có gì khác hơn là một tên gọi của một người như bao nhiêu người khác ở Israel : nó nói đến một vị tiên tri vùng Nazareth, được biết như là người mà không ai có thể quên được !
« Kitô » ngược lại, là một việc khác. Hẳn nhiên, người ta đã có thói quen (– và ngay từ nơi Tân Ước –)  kết hợp chữ « khác » ấy với chữ « Giêsu » đến độ thường không còn thấy có sự khác biệt nào giữa hai chữ nầy. Hậu quả là: thành ngữ « Giêsu-Kitô » từng được cảm nhận như một nhất thống trong đó hai yếu tố « Giêsu » và « Kitô » kết hợp thành tương quan, nay lại không còn được phân biệt và được cân nhắc nữa. Tình trạng đó mới đáng đặt thành vấn đề !


« Giêsu » và « Kitô »

Những Kitô-hữu *  đầu tiên không cảm nhận như vậy, và chúng ta ngày nay cũng đừng nên cảm nhận như vậy. Vì nếu « Giêsu » (chỉ) là tên người,  thì  « Kitô » lại   là một  tước  hiệu : tước  hiệu mà những môn đệ đã đi theo Đức Giêsu tin rằng phải áp dụng cho Ngài. Ông Giêsu ở Nazareth ấy, họ đã gọi là « Đấng Kitô »,  họ đã nhìn nhận, đã tuyên xưng là « Kitô » (xem Mt 1,16).
Như vậy « Kitô » muốn nói lên điều gì ? Câu trả lời đơn giản : « Kitô » là một chữ Hy-Lạp dịch chữ  « Thiên Sai*[25] », nghĩa là « được Thiên Chúa gửi đến ». Nên đối với các môn đệ,  nói đến « Giêsu- Kitô » hẳn nhiên là nói đến Đức Giêsu, nhưng đồng thời cũng là nhìn nhận và tuyên dương rằng người ấyĐấng Thiên Sai. Họ đã xử sự như thế, không phải chỉ như một người chứng của kẻ bàng quang, vô tình, nghĩa là chỉ biết lặp lại những điều tai nghe mắt thấy về người đó. Nhưng sâu xa hơn, họ cũng nói lên ý nghĩa tầm quan trọng  (- hay nói cách khác là : lợi ích thiết thân  -)  mà họ cảm nhận về  lời nói và hành vi của Đức Giêsu, kỳ cùng là về cuộc sống và thân phận của Ngài, mang lại cho họ và cho thế giới. Cùng với dân của họ, họ chờ đợi « Đấng Thiên

« Dọc đường, Người hỏi các môn đệ : «Người ta nói Thầy là ai ? »  Các ông đáp : « Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó. » - Người lại hỏi các ông : « Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ? »  Ông Phêrô lại lên tiếng trả lời : « Thầy là Đấng Kitô » (Mc 8,27-29)
 


Sai », Đấng Kitô của Thiên Chúa, Đấng sẽ đến để mang lại cho họ thứ tha, giải thoát và ơn cứu độ. Và khi nói lên danh hiệu Giêsu Kitô, thì có nghĩa là họ đã tuyên dương rằng Đức Giêsu Đấng Thiên Sai mà họ chờ đợi. Họ tuyên xưng rằng Đức Giêsu đáp lại niềm trông đợi của họ, cho dẫu Ngài " chuyển dời " và biến đổi niềm hy vọng đó ngay trong giây phút mà Ngài chuẩn ban.


Có liên quan gì đến chúng ta không?

Nay chúng ta thấy được tầm quan trọng thiết thân đối với các môn đệ khi họ nói về Đức Giêsu như họ đã làm : khi họ gọi Ngài là Giêu-Kitô, khi tuyên dương  Đức Giêsu là Đấng Kitô.
Ngay từ lúc đầu họ theo Đức Giêsu vì họ tin Ngài có thể chính là Đấng mà họ trông đợi : « Thầy có phải là Đấng phải đến hay là chúng tôi phải đợi một vị khác ? » (Mt 11,3). Và người ta cũng có thể nhận ra thêm được rằng, sau nầy, những gì họ có thể loan truyền về Ngài (– nghĩa là : Ngài thật là Đấng Cứu Độ thế giới và Con riêng của Thiên Chúa  -),  thì đó cũng là một sự giải thích nội dung tước hiệu  « Đức Kitô » mà họ đã từng cảm nhận về Ngài, một Đấng mà nguời ta trông đợi.
Từ sự kiện đó, chúng ta có thể rút ra vài kết luận minh bạch hơn giúp chúng ta tiếp tục suy nghĩ :

·   vì Đức Giêsu được nêu lên thành vấn đề, nên nay cần phải làm sáng tỏ những gì người ta có thể nói về Ngài một cách chắc chắn, trong khuôn khổ là một nhân vật lịch sử như các vị khác.
·   vì Đức Giêsu đó đã được gọi là Đấng Kitô ngay từ lúc ban đầu, thế thì nay ta cũng tự hỏi có thể gọi như vậy không, và gọi như vậy thì có liên quan gì đến chúng ta không.
·    ... nhưng, vì tầm quan trọng mà các môn đệ đầu tiên gọi Đức Giêsu là « Đấng Kitô », chúng ta cần tự hỏi chính mình : Đức Giêsu có liên quan gì đến chúng ta không ? Hoặc rõ hơn : Ngài có thể đáp ứng được ước mơ nào, hy vọng nào trong chúng ta ?

   Bây giờ thì đã rõ ràng : thắc mắc « Giêsu hay là Giêsu-Kitô ? » làm tựa đề cho chương ba nầy diễn tả đúng câu hỏi rốt ráo về Đức Giêsu-Kitô. « Giêsu ? », nghĩa là : chỉ như là con người Giêsu hay sao ?; hoặc « Giêsu-Kitô ? », nghĩa là : một Giêsu mà chính tôi cũng có thể nhìn nhận như là Đấng đáp ứng được những nguyện vọng, những lời kêu cầu, và niềm hy vọng cưu mang cuộc sống tôi hay không? Nói tóm, thắc mắc về Đức Giêsu gắn liền với câu hỏi liên quan giữa Ngài và ý nghĩa đời tôi.
 Chúng ta lần lượt đề cập đến vấn đề nầy dưới hai bình diện đó.






Giêsu là ai ?


Chúng ta bắt đầu bằng câu hỏi về Đức Giêsu : Ngày nay chúng ta biết được được điều gì chắc chắn về cuộc đời của Ngài trong lịch sử vào thế kỷ đầu của công nguyên ?


Nhiều vấn đề


Độc giả hẳn có cảm tưởng là chúng ta đang quay lại một điểm đã từng nói trước đây : không phải chúng ta đã từng trả lời câu hỏi nầy rồi hay sao? Đặc biệt là khi nhắc đến các chứng tá của Tân Ước dưới tựa đề " là một con người " (xem chương II) ?  Ở đây kỳ thực không phải là lặp lại nhưng là muốn đào sâu.
Lần trước chúng ta nói chi tiết về việc các vị viết Tân Ước giúp chúng ta biết về con người Giêsu ; chúng ta nói rõ là chỉ ghi nhận những gì mà « bất cứ ai đọc Tân Ước » cũng hiểu như thế. Nhờ vậy chúng ta có thể nhận ra rằng những lối trình bày một Đức Giêsu chỉ như « Thiên Chúa » mà thôi, một lối hiểu về Đức Giêsu mất hết nét nhân tính đậm đà nơi Ngài, là không chuẩn xác ; những người Kitô-hữu nguyên thủy không bao giờ có lối suy nghĩ như thế về Đức Giêsu-Kitô : họ luôn nhấn mạnh đến nhân tính của Ngài. Chừng đó cũng đã là một điểm khả quan rồi. Nhưng chỉ dừng lại đây, thì e rằng như ngầm hiểu là điều gì Tân Ước nói về Đức Giêsu đều ăn khớp với sự thật lịch sử  của Ngài trong mọi mặt. Kỳ thực ở điểm nầy lại có nhiều vấn đề đặt ra, ít  nhất là khởi từ thế kỷ XIX.


Có hai trào lưu vào thế  kỷ XIX

Chúng ta không cần phải nói đến những chủ trương cho rằng Đức Giêsu chỉ là một huyền thoại*, một chuyện do trí tưởng tượng của những con người đặc biệt có nhiều tài năng sáng tác, đầy thiện chí quảng đại nhưng khá ngây ngô bịa đặt ra mà thôi. Nhưng bên cạnh chủ trương đó lại còn có những quan điểm khác mà chúng ta không thể không lưu ý.

Khai sinh khoa học lịch sử

Dọc dài suốt thế kỷ XIX một bộ môn khoa học vể lịch sử được xây dựng lần hồi. Nhờ các công trình khảo cổ, nhờ nghiên cứu sâu sát và đối chiếu các tài liệu đào bới truy tìm được v.v., ngưới ta có thể đi đến việc « trực tiếp » có một ý niệm về môi trường và những điều kiện đa biệt trong đó Đức Giêsu lịch sử đã từng sống. Chữ « trực tiếp » nêu lên đây muốn nói rằng : không buộc phải đóng khung trong nội vi Tân Ước, như bấy lâu thường làm. Đúng như dự đoán, lúc bấy giờ một số nhà nghiên cứu say sưa với kiến thức mới mẻ của mình đã cho rằng nay người ta có thể biết «sự thật» về Đức Giêsu; người ta có thể thực sự thiết định lại lý lịch* của Ngài, một lý lịch mà trước đây vì nhu cầu phải tôn vinh tôn giáo của mình các tín đồ đã tô son trét phấn trong các bản văn Tân Ước.
Nhưng thay vì tìm lại được con người  « Giêsu thật sự » như người ta từng chủ trương, thì ngược lại, người ta đã đi đến một loạt hình ảnh nào đó về Đức Giêsu! Có người tìm thấy nơi Ngài như nhân vật náo hoạt chính trị và là nhà cách mạng; người khác lại khai phá ra nhà khổ hạnh và tiên tri cải cách; có nhóm nữa thì thấy đúng là một khuôn mặt tôn giáo dấn thân hết mình cho một chủ trương nhất thần tuyệt đối; bên nầy thì cho Ngài là một biệt tài về xảo ngôn và lèo lái quần chúng; phe khác lại khám phá ra được một nhân vật lãng mạn rất thần thông, biết trước về số phận mình phải đi đến cảnh chịu bắt bớ  v.v.
Không những kết quả hoàn toàn đi ngược lại điều người ta chủ trương, mà người ta kỳ cùng nhận ra rằng tình trạng đa biệt của các chân dung đó phản ảnh chính những khuôn mặt khác nhau của các nhà nghiên cứu. Mỗi người phóng họa trên Đức Giêsu những tiêu chuẩn và những sở thích của mình: người tôn vinh tiêu chuẩn chính trị, cưu mang ước mơ chính trị thì thấy một Giêsu đậm nét chính trị; người đi tìm đạo đức thì thấy nhà đạo đức Giêsu; và cứ thế mà nhân mãi lên... Đây đúng là bằng chứng hùng hồn cho thấy vấn đề sở thích đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ với Giêsu (= đánh giá Đức Giêsu). Đây cũng là bằng chứng hùng hồn buộc chúng ta phải lưu ý về phương cách mà sở thích đó có thể chi phối hay đẩy đưa!


Trào lưu thứ hai

Những kết quả hỗn tạp như thế đã khiến một thế hệ nghiên cứu thứ hai đưa ra một kết luận hoàn toàn trái ngược. Họ chủ trương phải có lập trường dứt khoát và nên đồng thuận trước với nhau rằng không thể nào biết được chắc chắn Đức Giêsu là ai. Không những bởi vì ngày nay chúng ta không cách gì tránh khỏi những chi phối do ước vọng chủ quan của mình trong nỗ lực tìm kiếm sự thật về Đức Giêsu, mà kỳ thực từ đầu, sự kiện như thế đã xảy ra nơi những chứng nhân đầu tiên về Ngài.  Các bản Phúc Ââm, nói cho đúng, chắc cũng không trình bày trung thực những gì liên quan đến Đức Giêsu. Những gì các sách đó kể lại, đúng hơn, có thể nói đó chỉ là lối hiểu của những người trước đó đã từng đi theo Ngài, rồi sau nầy nhớ lại. Những tâm tư riêng của họ chi phối hình ảnh mà họ hình dung và mô phỏng về Đức Giêsu. Nên không bao giờ có thể tiếp cận chính Đức Giêsu được: e rằng đã đến lúc cần phải hạ huyệt Đức Giêsu lịch sử vì Ngài đã khuất bóng từ lâu, không thể nào chúng ta tìm lại chân dung lịch sử chính xác của Ngài được cả !


Đức Giêsu lịch sử,  hôm nay

Từ hậu cảnh vừa trình bày, và chính trong bối cảnh như thế mà vấn đề chúng ta đang ưu tư : « Đức Giêsu đúng ra là ai? » lại càng quan trọng và không thể không đặt ra.  Ta có thể nói được điều gì chắc chắn về cuộc đời Ngài, về điều Ngài nói và Ngài sống, Ngài làm và Ngài phải chịu ? Nếu ta không thể không biết đến việc các vị viết Tân Ước đã suy đi xét lại và trình bày Đức Giêsu theo kinh nghiệm riêng và thao thức riêng của họ, thì câu hỏi đặt ra là đến mức độ nào ta có thể tin được vào điều họ kể lại cho chúng ta về Ngài ?
Cám ơn Chúa và cám ơn các nhà nghiên cứu trong thế hệ thứ ba, chúng ta nay có được điều kiện khả quan hơn để trả lời. Khoa sử học còn tiến triển, nếu biết dựa vào Tân Ước với một phương pháp phê bình đứng đắn, hẳn sẽ nêu lên được những nội dung chân xác.
Hai nhận xét sau đây làm ta suy nghĩ. Một mặt một số những dữ kiện nơi Tân Ước liên quan đến Đức Giêsu không thể nào bịa ra được trong bối cảnh của những cộng đoàn sau ngày Đức Giêsu đã khuất.  Mặt khác, những dữ kiện nầy cũng không giải thích được trong  bối cảnh xã hội thời mà chính Đức Giêsu đã sống. Nên không thể nào kết luận khác hơn được ngoài việc phải nhận chân rằng các dữ kiện nầy phát sinh từ chính Đức Giêsu. Khi đọc các bản văn Phúc Âm dưới lối kiểm thảo của hai nhận xét dẫn lộ nầy, người ta thấy các kết quả thu thập được rất phong phú, có thể dựa vào chúng để trình bày khuôn mặt Đức Giêsu lịch sử với những đường nét rõ ràng, chính xác.


Thới điểm và môi trường sống của con người Giêsu

Nếu khó thiết định chính xác ngày giờ sinh của Đức Giêsu, thì người ta không thể lầm khi nói rằng Ngài bắt đầu công khai thực hiện sứ vụ rao giảng vào năm 28-29. Còn về thời điểm Ngài mất, thì cũng xem như chính xác : người ta có thể ghi là ngày thứ sáu mồng 07 tháng 04 năm 30, đó là dữ kiện mà thiên văn học có thể xác định dựa và những chỉ dẫn của Phúc Âm Gioan. Người ta cũng có thể nghĩ rằng tác giả nầy còn cho chúng ta thời điểm của Bữa Tiệc-ly*, bữa ăn cuối của Đức Giêsu; tuy vậy, điểm cuối nầy còn chưa chắc lắm vì Marcô và Luca gợi lên một thời điểm khác hơn.
Đó là phần thiết yếu về thời điểm. Nhưng còn vấn đề nầy quan trọng hơn: người ta biết rằng vào thế kỷ thứ nhất, ở trên phần đất Palestine có nhiều nhóm xã hội-chính trị và nhiều trào lưu tôn giáo; thế thì Đức Giêsu thuộc vào nhóm nào.  Đã rõ là Ngài thuộc trào lưu thanh tẩy * [26] vì Ngài đã thân hành đến để Gioan làm phép rửa ở bờ sông Gioc-đăng (Mc 1,9). Tuy thế, Ngài cũng có đi lại với những người trong cộng đồng Do-Thái giáo đương thời : những người Pharisêu* Những người nầy rất nghiêm nhặt. Họ làm thành một khối rất « thuần khiết », tẳn mẳn về những vấn đề tinh thuần đạo đức và lễ nghi (xem một thí dụ nơi Mc 7,1-3). Phong trào của Gioan tẩy-giả chủ trương khác với nhóm nầy, và muốn mở thật rộng cửa cứu độ. Vị nầy loan truyền rằng bất cứ ai, chấp nhận quay trở lại đường ngay và chịu phép rửa theo lời kêu mời của các tiên tri* rao truyền Phán-Quyết của Thiên Chúa, thì đều đến được với Thiên Chúa. Đức Giêsu rõ ràng tham gia vào trào lưu nầy : Ngài cũng làm như thế khi mời gọi tất cả những người  « được xem là không thánh thiện » mà phái Pharisêu* loại ra. Ngài đã không nói là mình đến « kêu mời không phải những người ngay chính mà là những người tội lỗi » (Mc 2,17) hay sao ? 


 

«  Các ông nghiên cứu Kinh Thánh vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời ; mà chính Kinh Thánh  lại làm chứng về tôi ; và các ông không muốn đến cùng tôi để được sự sống » (Ga 5,39-40) 
 

Và khi Ngài khuất, Giáo Hội khởi thủy quyết tâm hướng về dân ngoại, đó chính là vì họ đã nối dài đường lối nầy của Ngài.
Tuy ban đầu Đức Giêsu từng làm phép rửa như Gioan tẩy-giả đã làm (Gioan 3,23-26), nhưng Ngài đã sớm dừng lại và rút ra khỏi phong trào nầy. Theo Ngài, phép rửa trên sông Gioc-đăng không còn là con đường cứu độ mà Thiên Chúa tặng ban. Từ nay, con đường ấy sẽ không gì khác hơn là chính lời nói và hành vi của Ngài, kỳ cùng nghĩa là chính con người Ngài.... Nhưng ở đây ta qua một bình diện khác.


Cung cách và số phận của vị tiên tri Giêsu

 -  Điểm nổi bật nơi Giêsu. Nếu cách xử sự và thái độ tổng quát của Ngài phản ảnh cung cách một tiên tri*, thì Ngài lại không tự giới thiệu mình giống hoàn toàn với các vị đi trước, nghĩa là các tiên tri được Cựu Ước ghi lại. Các tiên tri ấy loan báo « Lời Đức Giavê », Đức Giêsu lại nói thế nầy : « Đã có lời nói (cho anh em) : « (... tiếp theo lời trích dẫn Luật của Thiên Chúa). » « Còn Tôi, Tôi  nói với anh em : (...). » (Chẳng hạn xem Mt 5,20 tiếp theo). Ở đây mọi sự cho thấy như là Đức Giêsu xác minh chính lời của Ngài có thế giá, có quyền năng,  điều mà từ trước đến nay vốn là thẩm quyền riêng của Lời duy nhất và tối thượng của Thiên Chúa.
Điểm nầy là nét đặc trưng của Đức Giêsu lịch sử. Đức Giêsu đã chứng thực quyền uy nầy, đã gây nhiều đợt ngạc nhiên và thắc mắc về « vị tiên tri Nazareth » như chúng ta đã có dịp nhắc đến.



«  Và Ngài nói với họ : « Nầy là máu ta, máu Giao Ước  sẽ đổ ra cho nhiều người. » (Mc 14,24)
 


Nhưng quyền năng đó cũng đã gây tị hiềm nơi giới lãnh đạo tôn giáo dân Do-Thái (sau đó là nhà cầm quyền Roma). Và Đức Giêsu sớm thấy rằng sứ điệp và cách xử sự của Ngài sẽ dẫn đến việc  người ta có thể kết án Ngài. Ngài đọc được số phận Ngài nơi số phận của các tiên tri-tử đạo đi trước. Điểm mới nầy trực tiếp gắn liền với cách sống của Đức Giêsu và liên quan đến việc « minh định quyền năng » qua chính cuộc sống ấy; và điểm ấy cũng là nét đặc trưng của Đức Giêsu.

-  Nét đặc trưng thứ hai : những gì Đức Giêsu nói và làm, không bao giờ Ngài hành động cho riêng Ngài. Toàn bộ cuộc đời Ngài đều xuyên suốt bởi một động lực, một thái độ song đôi. Một mặt Ngài nói, hành động và sống cho con người và để cứu độ họ. Ngài đã không đến để được hầu hạ, nhưng để phục vụ (Mc 10,45). Ngài dùng lời nói để chỉ con đường sống (Lc 10,28). Và nếu Ngài bị mất mạng sống mình, thì đừng lầm tưởng (bị) như thế ; kỳ thực chính Ngài tự hiến dâng (đó là ý nghĩa sâu xa của Tiệc-ly*), và Ngài đã hiến dâng cho " vô số dân chúng "(Mc 14,24). Mặt khác, việc làm và cuộc sống cho kẻ khác ấy, Ngài đã chu toàn nhân danh Đấng Khác mà Ngài gọi là Cha của Ngài. Chính Người Cha nầy đã gửi Ngài đến (Mc 9,37) và Ngài chỉ muốn thực hiện ý Cha Ngài, dẫu có thế nào đi nữa (Mc 14,36). Ngoài ra Ngài có suộc sống thân mật tuyệt đối duy nhất với Cha Ngài : Đó là nội dung được diễn tả nơi chữ  « Abba, Cha » (nghĩa là : ba),  mà chỉ   một  mình  Đức Giêsu

« Và Ngài nói : « Abba, Cha ơi ! Cha có thể làm được mọi sự, xin tha cho con khỏi uống chén nầy. Nhưng xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha ! » (Mc 14,36)
 


dùng để nói với Chúa Cha. Như vậy đây là một dữ kiện mới liên quan đến thân thế thật sự của Đức Giêsu trong lịch sử : trước hết là đối với Đức Giêsu, đời Ngài không có ý nghĩa gì ngoài tương quan kỳ diệu của Ngài với Đấng mà Ngài gọi là Cha Ngài.

-  Cuối cùng, Đức Giêsu còn thể hiện mối tương giao với con người và với Cha Ngài theo hai điểm qui chiếu rất đặc trưng. Trước hết là điểm qui chiếu thời gian: Đức Giêsu luôn hướng các môn đệ Ngài về điều sắp xảy ra cho Ngài, về một  tương lai lúc đầu còn bất định, nhưng sẽ sớm tỏ rõ dần. Tầm quan trọng của những gì Ngài nói, Ngài làm và hơn nữa là chính con người Ngài thật sự chỉ khai lộ nơi cái chết và những biến cố kỳ diệu bao quanh cái chết nầy. Đức Giêsu đã nói trước điều nầy cho các môn đệ Ngài và cũng nói rõ là họ không thể hiểu được. Nói tóm, Đức Giêsu lịch sử đã tiên báo rõ ràng rằng « chìa khóa » của đời Ngài sẽ nằm nơi phần kết thúc.
Trong bối cảnh đó có thêm điểm qui chiếu thứ hai: Đức Giêsu loan báo một Đấng Khác sẽ đến. Một Đấng Khác kỳ nhiệm sẽ đến sau Ngài và tiếp tục công việc của Ngài trong họ. Một  Đấng Khác không phải là Cha mà Đức Giêsu thường hay nói đến. Một Đấng Khác mà Đức Giêsu gọi là Thần (Thánh) (Mc 13,11).



" Và Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi, đó là Thần sự thật" (Gioan 14,16)
 


Đó là những nét đại khái mà ngày nay người ta có thể  nói  về  «Đức Giêsu  lịch  sử ». Ở  đây  hẳn   nét  hơn những    đã trình  bày về Ngài ở phần trên (xem chương II)  qua tựa đề " Là một con người ". Nhưng cần nói thêm, như Ngài đã thấy trước lúc còn sống, là Ngài sẽ bị ruồng bỏ và bị lên án tử hình, vì tất cả những điểm đặc trưng nầy sớm làm cho người đương thời « không chịu nổi » Ngài, - Ngài rầy rà quá- .  Sau phiên xử « lấy lệ » của tòa án Do-Thái, Ngài bị điệu qua tòa án của vị tổng trấn địa phương của Rôma tên là Philatô; Ngài bị lên án tử hình và bị  treo lên thập giá ở một nơi gọi là Golgotha; đã chết, hầu như bị bỏ rơi một mình trơ trọi.



Tại sao lại có những Kitô-hữu ?


Điều làm ta ngạc nhiên là tất cả sự việc đã không dừng lại đó.  Tại sao sự việc ấy lại tiếp tục, và làm thế nào mà có những Kitô-hữu ? – Chúng ta gặp lại câu hỏi từ đầu chương nầy : những người ngày nay tự nhận là theo Đức Giêsu, Đấng mà chúng ta vừa lược qua chân dung lịch sử đó, vì lợi ích gì họ theo Ngài? Trả lời câu hỏi nầy sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn nữa trong việc khám phá ra Ngài thật sự là ai.


Một dữ kiện không thể chối cải : có những Kitô- hữu

Sự kiện hết sức hiển nhiên là có những Kitô-hữu. Chúng ta sẽ lấy điểm nầy làm điểm khởi phát; và để bắt đầu chúng ta cần vượt qua một số những khó khăn liên quan đến chủ đề đó. Trước hết: Bên trong cộng đồng những người tự nhận là Kitô-hữu, đã có và chắc sẽ mãi còn có những người bất xứng và những người cố chấp thiển cận. Chúng ta hãy nhìn nhận sự kiện đó, không cần phải che giấu làm gì; tuy nhiên cũng nên lưu ý rằng không thể vì thế mà vội đánh giá Kitô-giáo là xấu xa: khi lấy những người bất xứng nhất để qui chiếu và đánh giá, làm như thế không phải bất công lắm hay sao ? Và hẳn nhiên cũng có những Kitô-hữu « giữ đạo thói quen » hoặc « xưa bày nay làm». Nhưng trong một thế giới mà những tập tục ‘‘ xưa bày nay làm’’ tự chúng  càng ngày càng ít ảnh hưởng đến dư luận và cách sống của con người, thì tại sao sự thể đó lại không xảy ra trong địa hạt đức tin ?
Kỳ cùng, điều không thể chối cải là: trên thế giới có một số người «Kitô-hữu » đông đảo, cũng tự do và thông minh như bao nhiêu người khác, cũng có khả năng trong các chức năng và phận vụ xã hội, cũng « bình thường » và sáng suốt như mọi người; họ là Kitô-hữu vì họ muốn như thế, vì họ đã chọn con đường nầy và muốn tiếp tục đi trên con đường nầy.
Có những hệ thống ý hệ-chính trị điều hành được nhờ vận dụng sự ép buộc và bộ máy kiểm soát của công an; giáo quyền không có một sứ mệnh, một bộ máy lãnh đạo, một lối hiệu năng công tác như thế. Có những giáo phái dựa vào sự sợ hãi những quyền năng vô hình và áp đặt một mạng lưới áp lực xã hội chằng chịt; Kitô-giáo ngày nay không phải vậy. Người ta càng ít nói đến Kitô-hữu như những người bị giáo quyền khống chế hoặc bị một truyền thống cứng nhắc bóp nghẹt, hơn là nhắc đến một số người Kitô-hữu làm đội ngũ tiên phong trong vô số những nỗ lực canh tân và giải phóng (hãy xem những gì xảy ra trong các nước thuộc đệ tam thế giới, chẳng hạn). Hơn nữa, nhiều người Kitô-hữu nghĩ rằng nếu sự thể đã không xảy ra được như thế, thì họ cũng đã rút lui từ lâu rồi...
Những Kitô-hữu nầy không bị tha hóa, buồn rầu..., chả có gì là mặc cảm hổ ngươi hay khốn khổ cả! Họ hiên ngang là Kitô-hữu. Chúng ta sẽ nói đến những Kitô-hữu đó ở đây. Và nói như thế nầy. Không ai bị buộc phải đặt vấn đề Kitô-giáo cả. Nhưng bất kỳ ai muốn biết hoặc muốn đặt câu hỏi về Kitô-giáo, thì không thể nào phủ nhận sự kiện nầy: ngày nay luôn có những Kitô-hữu, và họ là Kitô-hữu  bởi vì họ đã chọn con đường nầy và hoan hỉ tiếp tục muốn làm người Kitô-hữu.
Đó là điều mà đoạn văn nầy gọi là « một dữ kiện không thể chối cải ». Chuyện đó xảy ra đúng như thế. Không thể khoát tay nói bừa rằng đây là tình trạng vong-thân, một loại thuốc phiện. Và phải lấy từ sự kiện nầy để nói một cách nghiêm túc về Kitô-giáo và đức tin Kitô-giáo. Để tiếp cận Kitô-giáo, không thể dùng lối sưu tra có tính cách lý thuyết tổng quát hoặc nhận định trừu tượng như là những biên khảo rắc rối rườm rà và những ý thức hệ. Nếu đã có những ý niệm, những giáo thuyết và những chuỗi tâm-chứng được thực hiện trong khuôn khổ Kitô-giáo, thì đó là những biểu lộ của những cuộc sống cụ thể và vô số những kinh nghiệm cá nhân qua hai mươi thế kỷ, nơi những mẫu cộng đồng con người hết sức đa biệt, ở cấp địa phương cũng như trên bình diện hầu như toàn cầu.

Sự việc xảy ra thế  nào ?

Nếu chúng ta đồng ý nhìn sự  việc như thế, thì câu hỏi sẽ đặt ra là tại sao có chuyện đó xảy ra. Để trả lời thắc mắc nầy, chúng ta lần lượt đi vào hai cấp độ.


Một câu trả lời ở hai cấp độ khác nhau

Cấp độ đầu : Đã có Kitô-hữu và còn có Kitô-hữu hôm nay, trước hết vì đã có Đức Giêsu. Vì Ngài đã mời gọi người ta theo Ngài; sau đó có những kẻ đã theo Ngài, đã quảng bá sứ điệp của Ngài và làm tăng số Người trong nhóm môn đệ; rồi con số từ đó lại tăng lên gấp bội xuyên qua thời gian và không gian. Đức Giêsu đúng là nguồn gốc, là qui chiếu, là chuẩn mực cho «con người gọi là Kitô-hữu »[27]. Ta cũng biết không phải chỉ có những người Kitô hữu tin Thiên Chúa và chủ trương một lối yêu thương nào đó đối với kẻ khác. Nhưng Kitô-hữu khác với những người nầy ở hai điểm: nơi Kitô-hữu, tin Thiên Chúa và yêu kẻ khác (và tất cả những gì liên quan) đều trực tiếp do Đức Giêsu dạy phải làm và được thiết định trong Ngài[28].  Chỉ cần xem vị thế Đức Giêsu trong bản kinh Tin Kính thì rõ. Ngoài ra, Kitô-hữu trước hết được minh xác trong tương quan với Đức Giêsu-Kitô ngay từ nơi tên gọi của mình. Tên gọi « Kitô-hữu » nầy đã được dùng lần đầu tiên ở Antiokia, ngay từ thời Thánh Phaolô (CV 11,26) ; tên gọi nầy chỉ định họ là những ngưởi « của Đức Kitô », như chính bản Phúc Aâm thứ hai đã viết (Mc 9,41) : « Anh em thuộc về Đức Kitô ».
Nhưng có một cấp độ thứ hai : nếu quá khứ đã có những Kitô-hữu và nếu vẫn  luôn có Kitô-hữu, thì cũng vì những người được Đức Giêsu mời gọi đã thực sự chấp nhận bước đi theo Ngài. Và lời kêu mời nầy mãi luôn vang vọng, vì có những ngưởi theo Ngài, đến phiên họ, tiếp tục quảng bá không ngừng. Nhưng tại sao sự việc đó lại xảy ra?  Lý do rất rõ ràng. Trước đây những môn đệ*  đầu tiên đã từng theo Đức Giêsu vì họ nghĩ rằng Ngài ban cho họ " những lời hằng sống " (Gioan 6, 68 -  xem phần trên) ; thì nay Kitô-hữu gắn bó với Đức Giêsu  cũng vì họ nghĩ rằng Ngài tha thiết đến họ và " nói " với họ, bởi vì Ngài mang lại cho họ điều mà họ nhìn nhận như là ý nghĩa cuộc đời họ.



Những nhân chứng

Ở đây, chúng ta hẳn có vô số những chứng nhân. Nhưng chỉ cần nêu lên một vài nhân chứng được xem là tiêu biểu.
Có thể bắt đầu bằng chính chứng nhân của Thánh Phaolô :

Đối với tôi, sống là Đức Kitô (Ph 1,21).






Và tiếp đó qua các thế kỷ:

Thánh Polycarpe (Thế kỷ thứ II), đã lên tiếng  trước khi chịu tử đạo :
Tôi đã phụng thờ Ngài trong 86 năm và Ngài không hề làm hại gì đến tôi. Thế thì tại sao tôi có thể nhục mạ Đức Vua của tôi, Đấng đã cứu độ tôi ?

Thánh Phanxicô Assisi cầu nguyện Đức Kitô  ở thánh đường Thánh Đamianô:
Lạy Chúa cao quang, xin đến soi sáng cảnh tăm tối của tâm hồn con; xin ban cho con một đức tin chân thực, một lòng trông cậy vững bền, một lòng mến yêu toàn hảo; xin Chúa cho con cảm nhận và hiểu biết ; để con có thể thực thi thánh ý Chúa, là thánh ý không bao giờ làm con lầm lạc. Amen

Luthêrô *:
Chỉ có một niềm tin độc nhất và duy nhất trong tâm hồn tôi, đó là tin vào Chúa Kitô. Tất cả suy tư thần học của tôi phát sinh từ đức tin nầy; tôi cảm nhận và xét xem ngày đêm xuyên qua đức tin và sáng tác trong đức tin ấy ; – nhưng từ sự khôn ngoan cao cả, bao la và sâu thẳm đó, tôi vẫn không biết gì hơn ngoài một vài mảnh vụn chân lý mong manh, nghèo nàn.
Có Đức Kitô là có tất cả.
Nếu còn Chúa Kitô, mọi cái vẫn còn và có thể tìm thấy (...)




Và những người trong thời đại chúng ta,

D. Bonhoeffer:
Nếu trái đất dã xứng đáng mang con người Giêsu-Kitô, nếu một người như Đức Giêsu đã có thể cư ngụ ở đấy, thì cuộc đời  chúng ta đáng để sống. Nếu Đức Giêsu đã không đến sống ở đây, thì mặc dù có tất cả những ai mà chúng ta biết, chúng ta kính thương, thì cuộc đời chúng ta vẫn vô nghĩa.

Karl Rahner:
Có thể yêu mến Đức Giêsu bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào (...). Người ta đọc Kinh Thánh y như hai người tình đang nhìn nhau và sống chung với nhau trong cuộc sống hằng ngày (...).Người ta thực sự nghe Ngài nói với mình một điều gì đó, và đó là sự sống, hơi thở  của mình ; và nếu không có Ngài ở đấy thì mình không là gì hết (...). Trong mối tình người ta ấp ủ hướng về Ngài, Đức Giêsu trở thành Đấng Tuyệt đối cụ thể.

Một bài ca của những người KITÔ-HỮU DA ĐEN Ở BẮC-MỸ :
Ai đã tìm kiếm tôi khi tôi lưu lạc? Ai giúp tôi đang nặng gánh giữa cuộc đời ? Ai dẫn lối tôi đi về nẻo công chính, ai đặt tôi trên nền nhà vững chãi ? Tôi biết đó là Đức Giêsu ; tôi biết đó là Chúa tôi.

Một giám mục người Ma-li vừa mới mừng lễ ngân khánh linh mục.
Tôi mãi chọn Đức Giêsu-Kitô, như một tình yêu trong tâm hồn tôi, một niềm hy vọng trước mắt tôi, một con đường và một ngọn đèn chiếu sáng trên mọi nẻo đường mà ước vọng rao truyền Phúc Âm và tình huynh đệ còn dẫn bước tôi đi, nhân Danh Ngài.

Qua tất cả các  nhân chứng ấy, Đức Giêsu-Kitô là nguồn sống, ánh sáng và sức mạnh cuộc đời như vị giám mục người Phi-Châu mà chúng ta vừa nhắc đến, điều đó không lạ lùng hay sao ? Nhưng chúng ta cũng có thể lấy lại lời Phúc Âm thánh Gioan : Đức Giêsu là  Đường và là Sự Thật của Đời Sống. Nói cách khác : tất cả những người được gọi là « Kitô-hữu » nầy kinh nghiệm rằng đời họ có một ý nghĩa, tìm được ý nghĩa trọn vẹn, khi họ quyết tâm sống theo Đức Giêsu, bước theo vết chân Ngài, đi theo Ngài. Đối với họ, đó là ý nghĩa đầu tiên khi nói đến việc thuộc về Đức Giêsu-Kitô, tin vào Đức Giêsu-Kitô.
Nhưng vẫn còn cần  phải đi xa hơn nữa...


« Tin Đức Giêsu-Kitô »

Một lối nói như thế nghĩa là gì ?
-   Tin ai là phó thác vào họ không hậu ý, không giới hạn. Khi nói « tôi tin bạn », là nói : chắc chắn rằng tôi có thể dựa vào bạn và bạn sẽ không bỏ tôi; tôi không hoài nghi gì về việc bạn sẽ luôn ở bên cạnh tôi và tôi có thể luôn trông chờ vào bạn. - Đó đúng là điều mà Kitô-hữu nới với Đức Giêsu và nói về Đức Giêsu.
- Mỗi người mỗi cách, nhưng mọi người đều tìm cái gì đó hay ai đó có thể soi sáng, dẫn lối họ trong cuộc sống. Một số người tin rằng họ sẽ không thất vọng, những thắc mắc của họ sẽ có câu trả lời. – Những ai tin Đức Giêsu thì nghĩ rằng họ tìm được tất cả những điều đó trong lời dạy, gương lành và đời sống của Đức Giêsu.
- Một số người lại còn đi đến việc hy vọng « vào đời sau », hy vọng vượt qua được tất cả những gì làm trở ngại cho việc hoàn thành viên mãn cuộc đời họ, kể cả sự chết. Họ tuyên xưng niềm hy vọng vào một sự cứu độ*[29], cứu thoát khỏi điều ác, mọi điều ác.
– Khi Kitô-hữu nói rằng họ tin Đức Giêsu-Kitô, thì thực sự họ xác quyết rằng Ngài có thể mang lại tất cả những gì họ chờ mong; nhưng hơn thế nữa điều Ngài đem lại vượt quá mọi điều họ hy vọng: « Điều mà mắt con người chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, tâm tư họ chưa từng nghĩ đến »,  đó là những gì «  Thiên Chúa đã dọn sẳn cho những ai thương mến Ngài » (1 Cr 2,9) trong Đức Giêsu-Kitô.
- Cuối cùng, một số người ý thưc rằng không thể nói đến cứu độ khi không có một Đấng Cứu Độ*, vì ơn cứu độ là điều mà mình không tự ban cho mình được. Và trong ý nghĩa đó họ đã đi đến việc nói đến Thiên Chúa [30]. Vì nói cho cùng, còn cái gì khác để qui chiếu ngoài « Thực Thể » nầy, Thực Thể toàn thiện, toàn năng mà cuộc sống con người và những vấn nạn cuộc đời đang thắc mắc : Thực Thể ấy có hiện hữu không ? là Ai ? Thực Thể mà những ai tin nhận nói rằng vừa hoàn toàn khác với tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm được, lại vừa gần gũi chúng ta, ần cần lo lắng cho chúng ta ?


 

" Đối với tôi, sống là Đức Kitô " (Ph 1,21)
 


– Đối với Kitô-hữu, tin Đức Giêsu-Kitô đúng là xác quyết rằng nhờ Ngài và trong Ngài chính Thiên Chúa đã tỏ bày cho chúng ta khuôn mặt Ân Phúc*[31]của Ngài, Thiên Chúa « tự thân đến gần chúng ta » (Mc 1,15), tự mạc khải như một Thiên-Chúa-cho-chúng-ta, Thiên-Chúa-ở-với-chúng-ta (Emmanuel -  Mt 1,23). Như là Chúa của con người.[32]

Một vấn nạn cam go

Đó là ý nghĩa Kitô-hữu xác minh về đức tin của mình vào Đức Giêsu-Kitô. Đối với họ, Đức Giêsu là một vị « ở giữa », trung gian* [33] mà Thiên Chúa dùng để đến với chúng ta và đem lại ý nghĩa cho đời chúng ta: giúp chúng ta vượt qua mọi đe dọa, dẫn dắt cuộc đời con người đạt  đến một cứu cánh viên mãn vượt lên trên mọi ước vọng. Như vậy là tuyên xưng một sự liên kết chặt chẽ giữa « Đức Giêsu » và « Thiên Chúa ». 
Nhưng ở đây lại không thấy rõ đâu là đầu mối liên kết như thế.
Và một khó khăn nghiêm trọng lại dấy lên ở đây: Đức Giêsu đã chết ! Cái chết  của  Đức Giêsu không gây

 

«  Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ ; nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ bày cho chúng ta biết » (Ga 1,18)
một trở ngại hiển nhiên cho việc nhìn nhận một mối liên hệ đặc biệt giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa hay sao ?  Nếu Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ cho cuộc đời con người, thì làm sao sự kiện đó thể hiện được bởi Đức Giêsu và trong Đức Giêsu ? Đức Giêsu ấy đã biết đến sự chết, và Đức Giêsu đã chết hay sao?
Về điểm nầy, người ta như cố thử chống chế, và nói: Nhưng chính Đức Giêsu đã không từng nói với các môn đệ Ngài là đợi đến lúc Ngài chết mới biết được mầu nhiệm cái chết nầy hay sao? Và Ngài đã không từng xác quyết rằng sau cái chết nầy Ngài sẽ gữi  Thần của Ngài đến hay sao ? Do đó phải chăng từ nơi « Thần của Đức Giêsu » và trong Thần nầy, chứ không phải nhờ chính Đức Giêsu và trong chính Đức Giêsu, mà Kitô-hữu cảm nghiệm Thiên Chúa của cuộc đời họ và sự cứu độ của họ ? Chúng ta chắc chắn sẽ nói đến Thánh Thần trong phần sau. Nhưng có thể đưa ngay ra đây hai nhận xét. Trước hết : với sự chống chế nầy, mối liên hệ giữa Thánh Thần và Thiên Chúa cũng không giúp ta thấy được vấn đề một cách rõ hơn!  Tiếp đó: ta cũng không hiểu bằng cách nào, sau khi Ngài đã khuất, Đức Giêsu lại có thể gửi  Thánh Thần  đến để tỏ bày Thiên Chúa và làm cho Thiên Chúa hiện diện giữa chúng ta, nếu chính Ngài đã chứng kiến mối liên hệ của mình với Thiên Chúa từng bị cái chết đặt thành vấn đề.
Tóm lại : có xét cách nào đi nữa thì sự chết của Đức Giêsu ở đây thực sự là một lối phủ định khó vượt qua !







Ngài được phục sinh

 « Thật vậy... » nhưng

« Thật vậy... » ba ngày sau khi Đức Giêsu chết, hai môn đệ trên đường đi Êmau đã từng nói như thế .
" Thật vậy, có mấy người đàn bà đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói ; còn chính Người  thì họ không thấy » (Lc 24,23-23).
« Thật vậy... »  Kitô-hữu hôm nay cũng có thể nói như thế, chúng tôi không thể chối cải những gì « bừng dậy* »,  « dấy lên* », « hồi sinh » trong cuộc sống  chúng tôi khi chúng tôi quyết tâm đi theo Đức Giêsu, tiếp nhận lời Ngài và tin tưởng vào Ngài... Nhưng tất cả sự việc đó lại không minh chứng là Ngài đã vượt qua sự chết và hằng sống! Kỳ cùng, e rằng cũng chỉ là sức mạnh của những lời giáo huấn và gương sáng của Ngài đấy thôi ; ngày nay những điều đó vẫn có thể còn gây hứng cảm trong chúng tôi, khi chúng tôi truy tìm để qui chiếu, nhưng ai dám chắc rằng chúng thuộc một cảnh giới khác hơn, chứ không phải chỉ là hình ảnh của một quá khứ chết tiệt mất rồi ? « Thật vậy... »   Kitô-hữu ngày nay còn có thể nói thêm rằng : tất cả những gì ngày nay chúng tôi biết được một cách chắc chắn về cuộc đời cụ thể của Đức Giêsu lịch sử sẽ làm xuất hiện trước mắt chúng tôi một nhân vật có một tầm vóc lạ thường, một Đấng đã từng gắn bó thân mật cũng hết sức lạ thường với Thiên Chúa...  Nhưng chừng ấy cũng không đủ để bảo chứng cho chúng ta rằng cuộc sống lạ thường kia, một khi đã đi vào cõi chết, có thể vượt thắng được cõi chết đó.
Ở đây cần phải hết sức minh bạch. Kitô hữu ngày nay có thể dựa vào hai yếu tố mà chúng ta vừa nêu trên đây: một mặt là những gì họ có thể biết về Đức Giêsu lịch sử, mặt khác là «hứng khởi*» dấy lên trong cuộc sống của họ, mà họ có thể cảm nhận được khi qui chiếu về Đức Giêsu. Những sự kiện ấy thực sự có thể giúp họ kiểm chứng tầm quan trọng và lợi ích mà Đức Giêsu chiếm giữ trong đời họ; và hẳn nhiên là quan trọng và bổ ích. Nhưng  chừng đó không đủ để làm cho họ tin vào sự phục sinh của Đức Giêsu. Điều dẫn họ đến đức tin ấy còn là một dữ kiện khác, mà ngoài điều ấy ra thì đức tin Kitô-giáo không bao giờ có được : dữ kiện mới nầy là chứng tá của các vị Tông Đồ.

Chứng tá của các vị  Tông Đồ

« Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân (...) các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình và đã đóng đinh người vào thập giá. Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người  là Đấng sẽ cứu chuộc Israel ! » (Lc 24,19-21).
Chắc chắn các Tông Đồ chán nản ê chề sau khi Đức Giêsu qua đời. Nên điều đáng ngạc nhiên là: không bao lâu sau cái chết nầy, chúng ta thấy họ bỗng nhiên từ thinh lặng chuyển đến thái độ lên tiếng mạnh dạn, và từ tình trạng hoàn toàn ủ dột nhảy qua một cảnh giới năng động đến độ lao mình dấn thân trên các nẻo đường thế giới bất chấp nguy cơ tử đạo.  Và khi các vị cho biết lý do về sự  chuyển biến hoàn toàn khác thường của đời họ và của cả chính con người họ, một chuyển biến mà họ là người đầu tiên phải ngạc nhiên, thì họ nói đến những biến cố vượt lên sức mong chờ của họ; chúng ta gọi những biến cố đó là « những lần hiện ra* ».
Phải hiểu các biến cố nầy như thế nào? Trong một số hoàn cảnh, các môn đệ* Đức Giêsu đã kinh nghiệm về một « cái gì đó » không giải thích được đến với họ, vượt ra ngoài sức mong chờ. Một cái gì đó mà họ không chủ động, nhưng bổng nhiên « xảy đến » cho họ. Nhưng cái gì đó lại nhắc nhở họ nhớ lại những lúc gặp gỡ mà họ đã từng biết đến khi cùng chung sống trước đây với Đức Giêsu. Thật thế, tất cả những  « lần hiện ra* » đều có một đặc tính gặp gỡ như vậy.
Những cuộc gặp gỡ nầy là kinh nghiệm mắt thấy, tai nghe, ngay cả tay sờ đụng ; nhưng ngược lại với mọi điều họ nghĩ và vượt lên mọi điều họ hy vọng, những kinh nghiệm bất ngờ ấy lại dẫn đưa họ đến việc nhìn nhận rằng Đức Giêsu đến với họ từ cõi chết -  nói tóm là họ nhận ra rằng Ngài đã được sống-lại*,  Ngài đã chỗi dậy*  từ cõi chết.
Tuy nhiên các Tông Đồ còn nói rõ rằng những cuộc gặp gỡ đó lại có những đặc tính chưa từng biết đến so với những cuộc gặp gỡ trong thời gian từng sống với Ngài trước khi Ngài mất ở Núi Sọ: Ngay khi họ muốn đụng đến Đức Giêsu để nắm lấy Ngài, ngay khi họ nhận ra được Ngài, thì Ngài tránh đi, Ngài « biến mất trước mắt họ». Như là Ngài muốn xin họ hiểu rằng Ngài lại đến giữa họ và luôn ở với họ, – nhưng từ nay- bằng một cách khác. Và đó là điều mà họ đã làm chứng : « Anh em hãy đi ; hãy làm cho mọi dân tộc thành môn đệ (...). Và Thầy, Thầy sẽ ở luôn luôn với anh em cho đến ngày tận thế »  (Mt 28,20).


Còn chúng ta, hôm nay

Vì các môn đệ đầu tiên đã sống các kinh nghiệm nầy một cách hoàn toàn bất ngờ, một kinh nghiệm được chúng ta gọi là hiện ra*, nên họ đã quyết tâm tin và loan truyền Đức Giêsu phục sinh, một biến cố ngoài sức tưởng tượng. Nhưng về phần chúng ta, chúng ta lại không có được những kinh nghiệm ấy. Phải nhìn nhận sự kiện nầy : chỉ khi chúng ta đồng ý đón nhận và suy gẫm kỹ lưỡng chứng tá của các Tông Đồ*, chúng ta mới có cái gì đó để có thể tin vào sự phục sinh của Đức Kitô. Trong ý nghĩa như thế, các Tông Đồ đúng là những " cột trụ " của đức tin chúng ta (Gl 2,9).
Nhưng cần nói ngay rằng chúng ta không phải vì thế mà tin một cách nhẹ  dạ.  Trước hết vì chứng tá các Tông Đồ không phải thiếu bảo chứng: vì có " cái gì đó " cho thấy rằng với tâm thức của họ, họ khó có thể bịa đặt ra; và cũng vì có cái gì đó mà họ đã dấn thân ngay cả đến mức tử đạo. Nhưng còn hai lý do khác nữa có thể củng cố hành trình đức tin chúng ta. Trước hết là nhờ vào khoa học lịch sử, những gì chúng ta nay biết được về tính cách phi thường nơi nhân vật Giêsu và mối liên hệ thân mật của Ngài với Thiên Chúa, có thể dễ thúc đẩy chúng ta tin

 

« Ngay lúc ấy, họ ra đi và trở về Giêrusalem. Họ gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. Những người nầy bảo hai ông : « Chúa sống lại thật rồi, và đã hiện ra với ông Simon ! » Còn hai ông thì thuật lại những việc đã xảy ra dọc đường, và mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh. » (Lc 24,33-35)
lời các Tông Đồ nói về đặc tính cũng phi thường nơi số phận của Ngài sau khi Ngài chết. Tiếp đó, những đợt «hứng khởi » làm đà sinh lực cho cuộc sống chúng ta khi chính chúng ta thực tâm tìm về Đức Giêsu, có thể giúp chúng ta hiểu rằng các Tông Đồ cũng đã cảm nhận (trong chính tâm hồn họ sau khi Đức Kitô chết) những tác động như thế và đã tuyên dương Ngài sống lại và Ngài hằng sống. Sự khác biệt giữa các vị và chúng ta hiển nhiên ở điểm nầy : các vị, và chỉ có các vị mới được phúc sống các lần hiện ra* và có thể nhận chân được mối liên hệ giữa Đấng phục sinh và Đức Giêsu mà họ từng sống chung trước khi Ngài chết (từ phép rửa* của ông Gioan cho đến ngày Ngài lìa « họ ».  CV 1,22)

Nếu chỉ dựa trên những gì chúng ta tự mình kiểm chứng, chúng ta không thể nói Đức Giêsu phục sinh; nhưng những gì chúng ta có thể kiểm chứng lại giúp chúng ta hiểu và tiếp nhận sứ điệp của các Tông Đồ về mục nầy. Ngược lại, nếu chỉ có sứ điệp các Tông Đồ, chúng ta sẽ không có giải pháp nào hơn là tin các vị dựa vào lời họ nói; nhưng nếu sứ điệp ấy có thể soi dẫn những dữ kiện mà chúng ta có trong tầm tay, nghĩa là chúng ta có thể kinh nghiệm và kiểm chứng, thì chúng ta có thể dễ xác tín hơn và hân hoan dấn thân trong đức tin của mình hơn.



Còn bạn, bạn nghĩ thế nào ?

Chỉ bằng một tác động đức tin, các môn đệ đầu tiên đã chấp nhận theo Đức Giêsu đáp trả lời kêu gọi đầu tiên của Ngài, họ rong ruổi với Ngài suốt hành trình thực thi sứ vụ cho đến lúc Ngài chết. Và cũng còn do một tác động đức tin mà sau khi Ngài chết, mọi sự tiêu điều, họ đã tuyên xưng Ngài sống lại, qua ơn ích của những lần hiện ra*.

Một lần nữa, chúng ta có dịp nhìn rõ lại cuộc sống đức tin của mình. Cũng nhờ một tác động đức tin như thế mà ngày nay chính chúng ta mới có thể nhìn nhận Đức Giêsu-Kitô là:

·         Đấng kêu gọi và lôi kéo chúng ta theo Ngài,
·         Đấng đem lại ý nghĩa cho đời chúng ta, làm cho cuộc sống chúng ta «sống lại », luôn mãi canh tân linh hoạt*,
·         Đấng đến với chúng ta và thực chứng là hằng sống ngay trong cuộc đời chúng ta,
·         Đấng sống lại và vì thế có được mối liên hệ duy nhất và vĩnh cửu với Thiên Chúa.

Để vun trồng cuộc sống đức tin đó nơi chúng ta, tất cả còn tùy vào :
·         sức phấn khởi* [34] trong mối tương quan của chúng ta với Đức Giêsu  có thể làm cho chúng ta sống, với các Kitô-hữu, trong Giáo hội hay không.
·         những gì chúng ta biết về Đức Giêsu và về những chứng nhân giúp chúng ta biết Ngài.
·         việc chúng ta sẳn sàng chấp nhận sự chứng thực * của các Tông Đồ.

Nhưng tất cả những điều nầy lại tùy thuộc vào quyết định cá nhân và tự do của chính chúng ta. Vì, hôm nay cũng như hôm qua và ngày mai đến mãi mãi, Đức Giêsu lên tiếng hỏi mỗi một người trong chúng ta : « Còn bạn, bạn nghĩ thế nào ?  Đối với bạn, tôi là ai 
 

IV

Đức Giêsu-Kitô Chúa chúng ta


Chúng ta tiến đến đâu rồi ? Hãy kiểm điểm lại trong vài hàng trước khi đi vào giai đoạn bốn và cũng là chương chót trong nỗ lực suy tư về Đức Giêsu-Kitô. Vấn đề rốt ráo là đến phiên chúng ta, chúng ta có thể nói rằng Đức Giêsu là "Đấng Kitô" hay không. Qua phần trên, chúng ta nay có thể nêu lên những điều kiện để có thể thực hiện một lối tuyên xưng đức tin* như thế.

-  Trước hết cần đến một loại kinh nghiệm nào đó. Chúng ta từng nói rõ là : một kinh nghiệm « về   lòng  nhiệt  thành [35] »,   chữ  nầy  gợi   lên hình  ảnh  những Kitô-hữu bước đi theo Đức Giêsu, tiếp nhận lời Ngài, thực thi giáo huấn của Ngài, gặp gỡ tụ họp với những tín hữu khác đang chia sẻ cùng một lối sống đạo... Kinh nghiệm nầy là nền tảng cho tất cả. Cách nầy hay cách khác thì cũng phải có kinh nghiệm như thế mới có thể tin Đức Giêsu-Kitô. Và cần có sự tiếp xúc thành thực với những người đang sống kinh nghiệm ấy và hôm nay đang làm chứng về niềm tin của mình, vì đó là điều kiện thiết yếu


« Tôma trả lời Ngài : « Lạy Chúa tôi    là Thiên Chúa tôi ! »  (Gioan 20,28)
 


cho những ai không tuyên xưng Đức Giêsu-Kitô có thể đi theo bước đường nầy.
- Sau đó phải chấp nhận chứng tá của các Tông Đồ, y như đã được chép lại trong Tân Ước, và y như điều Giáo Hội còn truyền đạt lại cho chúng ta hôm nay.
- Cuối cùng phải tự mình quyết định ; hẳn nhiên những người ngoài, Giáo hội và Thiên Chúa có thể trợ giúp chúng ta, nhưng mỗi cá nhân là một chủ thể duy nhất đầy đủ tư cách và trách nhiệm để tự quyết định niềm tin của mình.

 Một kinh nghiệm, một qui chiếu, một quyết định: đó là con đường dẫn đưa từ « Giêsu » đến « Giêsu-Kitô ». Từ một  Đức Giêsu  mà ta có muốn hay không thì Ngài cũng « đã có trong lịch sử », đến Đức Giêsu mà tôi, hôm nay, tôi nhìn nhận là Đấng Kitô  (của đời tôi).

Khi bước theo con đường nầy để tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô, tôi nhìn nhận nơi Ngài là :
- Đấng mang lại ý nghĩa và sức sống cho đời tôi hôm nay, nên tôi nhìn nhận Ngài  luôn hằng sống.
- Đấng mang lại cho tôi những gì mà chỉ có Thiên Chúa mới mang lại được, nên tôi nhìn nhận Ngài là Thiên Chúa.
..... Nhưng ở đây, kinh nghiệm, qui chiếu và     quyết định ấy lại hối thúc chúng ta suy tư :
- Thiên Chúa là ai mà có thể đến với chúng ta nhờ Đức Giêsu-Kitô, và trong Đức Giêsu-Kitô, Thiên Chúa ấy lại ở trong tầm với của chúng ta [36] ?
- Làm thế nào để hiểu Đức Giêsu-Kitô một khi lịch sử cho chúng ta hay Ngài là người thật, nhưng chúng ta lại phải nhìn nhận Ngài cũng thật là Thiên Chúa ?
- Đức Giêsu-Kitô ấy mang lại cho chúng ta điều gì ? và nếu chúng ta trả lời rằng Ngài đem lại cho chúng ta « phần rỗi », thì điều ấy nghĩa là gì ?

Chỉ khi chúng ta cố gắng tìm cách nêu lên được, tối thiểu là một vài yếu tố để trả lời cho những thắc mắc phát xuất từ tận đáy lòng chúng ta như thế, thì chúng ta mới thấy được tất cả tầm quan trọng của Đức Giêsu-Kitô đối với chúng ta. Và chúng ta sẽ hiểu được danh xưng cao quí mà Truyền Thống Kitô-giáo từ xa xưa đã gọi Ngài;  danh xưng mà chúng ta đã cố ý chọn làm tựa đề chương cuối nầy : Đức Giêsu-Kitô Chúa Chúng ta.


Thiên Chúa của Đức Giêsu-Kitô

Phải hiểu về Thiên Chúa như thế nào, nếu chấp nhận tin rằng:
- trong Đức Giêsu, Thiên Chúa thật sự tự-thân-hành đến trong tầm với của chúng ta ;
- nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa tự-hiến-ban Ngài cho chúng ta để chúng ta nhận ra Ngài, ngay trong đời chúng ta, như là Đấng bồng bế, nâng đỡ và linh hoạt cuộc sống chúng ta.
- nhờ Đức Giêsu, Thiên Chúa tự-mạc-khải* một cách cụ thể như là Thiên Chúa-cho chúng ta và ở-với-chúng ta ?

Chúa Con và Chúa Thánh Thần

Như thế, vấn đề không những là Thiên Chúa muốn tự-hiệp thông [37] với chúng ta, nhưng làm thế nào Ngài có thể thực hiện điều đó ! Nghĩa là : chính Ngài phải là « sự hiệp thông » - nói cách khác là khả năng tự-hiến-ban, và vừa là quà tặng. Đến đây người ta có thể phải nêu lên  thế nầy : ngay trong tác động ở bên trong của chính Ngài, Ngài tự-hiến-ban cho một Đấng Khác như thế nào, thì Ngài cũng có thể nhờ qua Đấng Khác ấy để tự-hiến-ban cho chúng ta như thế... Diễn tiến nầy hẳn phải giả thiết là Đấng Khác nêu lên ở đây, một cách nào đó, liên đới với chúng ta !
Quan điểm nầy lại đúng như những gì mà Kinh Thánh và Truyền Thống Kitô-giáo đã dạy chúng ta. Thật đúng như thế, một mặt Kinh Thánh và Truyền Thống nói rằng nếu Thiên Chúa « trước hết » là CHA, thì Ngài là Cha trong tương quan với một ĐẤNG CON trước hết ở trong Ngài  (Gioan 1,18  nói là « trong lòng Ngài »). Nhưng mặt khác Kinh Thánh và Truyền Thống nói thêm rằng Cha đã gữi Con mình mang thân xác làm người (nhập thể làm người), Ngài đã làm cho Con Ngài trở thành một người ở giữa chúng ta, để chính chúng ta lại có thể trở thành con Ngài.
Như vậy, nhờ Đức Giêsu-Kitô và trong Đức Giêsu-Kitô chúng ta có thể được sinh ra và tiếp cận không ngừng với sự sống của chính Thiên Chúa.
Và nếu tất cả những điều nầy chúng ta chỉ có thể tiếp nhận được là nhờ Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha và Đức Giêsu gữi đến cho chúng ta sau khi Chúa Giêsu chết và sống lại, thì nơi Thiên Chúa không phải chỉ là Cha và Con, nhưng cũng có Thánh Thần Yêu Thương. Chính Kinh Tin Kính nói với chúng ta là Thánh Thần, từ Chúa Cha và Chúa Con « mà ra», là giây liên kết của sự hợp nhất toàn vẹn Thiên Chúa Ba Ngôi.
Như vậy « sự hiệp thông » của Chúa Cha và Chúa Con thực hiện trọn vẹn trong Chúa Thánh Thần. Và trong Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa tự mình liên lạc với chúng ta, thông ban cuộc sống Ngài cho chúng ta.
Khi gửi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta (Thánh Thần Đấng nối kết chính Chúa Con với Chúa Cha), thì Chúa Con nhập thể làm cho chúng ta thông dự vào sự sống của Chúa Cha. Khi thông ban Thánh Thần Đấng nối kết Ngài với Chúa Con, thì Chúa Cha lại sinh chúng ta, đưa chúng ta vào sự sống của chính Ngài.

Thiên Chúa-Ba Ngôi

  thế mà kỳ cùng với điều kiện phải nhìn nhận Thiên Chúa là « BA NGÔI* » một Chúa Cha, một Chúa Con và một Chúa Thánh Thần, thì chúng ta mới có thể hiểu - được chừng nào hay chừng ấy ! -  rằng Thiên Chúa đến với chúng ta nhờ Đức Giêsu-Kitô.  Và chỉ  nhờ  thế chúng ta mới nhận ra được nơi mầu nhiệm không thể hiểu nầy một cái gì đó hé lộ cho chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa Tối Cao và Toàn Năng thực sự nối kết chúng ta vào sự sống của Ngài và hiệp thông với chúng ta. Vì nay chúng ta biết thêm rằng Ngài thực hiện chính sự hiệp  thông nầy  khi gửi đến giữa chúng ta và cho chúng ta Con


«Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần » (Mt 20,19)
 


duy nhất là Đấng Ngài Yêu Thương và là Đấng luôn thông hiệp với Ngài trong Thánh Thần chung của hai vị.
Khi nối kết chúng ta vào thân phận làm Con (Chúa Cha) của Ngài, Chúa Con nhập thể đưa chúng ta vào trong  dòng  sinh  lực  luôn  tác  động  và linh hoạt chính cuộc sống Ngài, từ lúc Ngài được sinh ra trong lòng Đức Maria đến ngày Ngài Phục Sinh.
Nhờ Chúa Giêsu-Kitô, với Ngài và trong Ngài, hiệp nhất cùng Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể xưng hô « Thiên Chúa Toàn Năng » là « Cha chúng ta » và « ca tụng và tôn vinh Ngài », « để mọi người được cứu rỗi ».
Nhưng điểm nầy nêu lên cho chúng ta hai thắc mắc nữa cần truy xét.

Mầu nhiệm Đức Giêsu-Kitô

Nếu Đức Giêsu có thể giúp chúng ta tiếp cận với Thiên Chúa vì Ngài là Con Thiên Chúa* nhập thể*, Ngài lại cũng luôn là con người Giêsu, Con của bà Maria, vị tiên tri ở Nazareth, người bị Philatô lên án, bị đóng đinh trên đồi Golgotha. Như thế câu hỏi đặt ra cho chúng ta là bằng cách nào Ngài vừa là người và vừa là Thiên Chúa.
 

« ...và tất cả những gì thuộc về con thì cũng thuộc về Cha, và những gì thuộc về Cha thì cũng thuộc về con » (Ga 17,10)

 « Tôi không thể  tự ý mình làm gì (...) vì tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi » (Ga 3, 30)
 



Con Thiên Chúa, nhập thể

Ở đây chúng ta cần lưu ý một điều hết sức quan trọng : Đức Giêsu không phải là « Thiên Chúa » nói chung chung một cách trừu tượng[38], nhưng là Con Thiên Chúa. Vì trong Con Thiên Chúa, sự  kết hiệp thiên tínhnhân tính (kết hiệp bản tính* Thiên Chúa và bản tính*  con người của Ngài) bấy giờ không thể quan niệm như là việc xếp cạnh bên nhau của hai thực thể xa lạ và  bất động. Hai thực thể nầy hẳn nhiên khác nhau [39]và sẽ mãi mãi khác nhau. Và còn hơn thế nữa giữa hai thực thể nầy có khoảng cách vô tận phân cách « Thiên Chúa » và những gì không phải là Ngài. Nhưng điều phải nhớ là hai thực thể nầy, vẫn luôn khác biệt, lại được linh hoạt và xuyên suốt bởi cùng một động lực [40] làm cho đôi bên chung sống, khác nhau nhưng lại hiệp nhất. Động lực đó, năng lực tự-thực-hiện chính mình khi triển khai những sức linh hoạt của mình, là động lực của chính Con Thiên Chúa (của « ngôi vị » riêng là Chúa Con trong Thiên Chúa).



Trong Thiên Chúa, Chúa Con chỉ hiện hữu và tác động đầy đủ ngôi vị làm Con khi tiếp nhận không ngừng từ Chúa Cha và tự-hiến-lại cho Chúa Cha không ngừng (trong Thánh Thần chung của hai vị).  Đó là « hữu thể [41]»  của Ngôi Con.  Nên nay có thể hiểu được rằng khi làm người, Chúa Con ấy mặc lấy nhân tính trong tác động và  sinh lực[42] làm Chúa Con của chính mình, nhân tính tiếp nhận nơi  Đức Maria  và sẽ là nhân tính của « Đức Giêsu Nazareth ». Người ta có thể hiểu được điều nầy, đúng như vậy, vì, giống như sự sống con người, sự sống Con Thiên Chúa được thực hiện trong mối tương giao với Thiên Chúa, một mối tương giao cũng được liên kết bởi tác động tiếp nhận và dâng trả lại.
Trong Đức Giêsu, không có sự mâu thuẫn nhưng ngược lại là sự đồng qui giữa khía cạnh là Thiên Chúa và khía cạnh làm người. Trong thực tế cụ thể của hai bản tính nầy, đôi bên đều được xuyên suốt và linh hoạt bởi cùng một động lực nền tảng chung. Động lực nầy phát xuất từ Ngôi Con Thiên Chúa, đó cũng là động lực nhờ đó Chúa Con tự-thực-hiện mình là Con trong Thiên Chúa. Nhưng động lực nầy vừa không ngừng hiện diện trong nhân tính của người-Giêsu, lại vừa giúp Ngài tự-thực-hiện theo chương trình riêng của Ngài trong tư thế Chúa  Con.  Đó    điều    chúng ta nhận  ra  nơi chân dung Giêsu của các Phúc Âm. Ngài nói rằng Ngài chỉ muốn nói hay làm điều gì mà Cha muốn Ngài phải nói và phải làm mà thôi (Gioan 4,34 ; 5,36). Ngài chỉ muốn hoàn


« Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói : ‘ Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha...’ » (Lc 10,21)
 


thành ý Cha (Gioan 5,30). Ngài đi vào sự chết là trao phó thân Ngài lại trong tay Cha (Lc 23,46). Nên sự sống lại của Ngài do đó cần được hiểu là một cuộc tái-sinh [43] vuợt lên trên sự chết (CV 13,33 ; Rm 1,4).
Nói chung, chúng ta thấy toàn bộ cuộc sống của Đức Giêsu, chết và ngay cả sự sống lại,  thể hiện động lực nền tảng « tiếp-nhận / dâng-trả-lại», là nét đặc trưng, và ngay cả là thành tố tạo thành chính Ngôi Con trong Thiên Chúa; động lực đó được ghi khắc nơi một nhân tính hoàn toàn giống với nhân tính chúng ta (trừ tội lỗi).


Con người Giêsu, hiệp nhất với Chúa Con

Không có gì phải sợ về việc Chúa Con  vì nhập thể mà giảm tính Thiên Chúa đi. Khi Ngài nhập thể, Ngài luôn vẫn là Con Chúa Cha và đưa nhân tính của Ngài vào chính động lực linh hoạt Ngài trong Ngôi vị Chúa Con. Cũng không có gì phải sợ nhân tính của Đức Giêsu ít chất người (hoặc cao vượt nhân tính!). Kỳ thực, Thể theo nhân tính nầy mà Chúa Con linh hoạt, tác động, dẫn lối, và thấm nhập Đức Giêsu... và đưa Ngài vào động lực của Thiên Tính làm Con trong Thiên Chúa Ba Ngôi [44].
Trong nhản quan đó, chúng ta đề cập đến vấn đề đau khổ hoặc việc không biết một số sự việc (xem Mc 13,32) nơi con người Giêsu, cũng như vấn đề Ngài có ý thức thiên tính của Ngài hay không. Cũng như Ngài đã chịu khổ đau như thế nào trong thân phận con người [45], khổ đau lại do Con Thiên Chúa mang nhận, thì cũng một cách ấy trong thân phận con người Ngài ý thức về thân thế Ngài [46] . Ý thức của Ngài là ý thức chỉ hiện hữu « từ » Thiên Chúa và do Thiên Chúa,  từ Chúa Cha và bởi Chúa Cha;  là ý thức  tiếp nhận và luôn mãi tiếp nhận từ nơi Cha để dâng trả lại cho Cha ; là ý thức về mối liên hệ duy nhất cực kỳ thắm thiết, cực kỳ gắn bó. Mối liên hệ đó là nguồn hoan lạc vô song (Lc 10,21) và sự vững tâm tuyệt đối bất chấp mọi thử thách, kể cả lúc cảm thấy bị  bỏ rơi : tiếng  kêu : « Tại sao Cha lại bỏ Con ? » (Mc 15,34) vẫn còn là một lời cầu xin vì là lời kêu đến Chúa Cha. Mối liên hệ nầy không có gì, không có ai, không nơi nào, không lúc nào có thể đặt lại thành vấn đ dầu chỉ một chấm phết; ngay cả « xuống địa ngục* » của sự chết cũng sẽ không phôi pha.


Sự cứu độ từ Đức Giêsu-Kitô

Thiên Chúa đã gửi Con Ngài cho chúng ta để hiệp thông với chúng ta; để nâng đở, soi đường và ban sức mạnh cho đời chúng ta; nhưng sự hiệp thông đó được mặc khải cho chúng ta như thế nào ? Và nếu sự cứu độ nằm trong điều nầy, thì phải hiểu sự cứu độ như thế nào cho đúng ?

Trở thành con cái Thiên Chúa cho đến muôn đời

Trước hết chúng ta định nghĩa sự cứu độ : là chúng ta có thể sống sự sống mà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta nhờ Con Ngài trong Thánh Thần. Được cứu độ có nghĩa là (ơn) ân sủng* giúp đi vào sự hiệp thông với Thiên Chúa của Sự Sống, Thiên Chúa  Hằng Sống và ban Sự Sống. Và đồng thời nhờ đức tin mà có thể bảo đảo mình vượt qua được mọi trở ngại ngăn cản sự sống nầy: tất cả mọi khổ đau và ngay cả sự chết,  để sống lại*, tiếp theo Đức Giêsu-Kitô, trong sự sống không còn chết nữa, trong Vương quốc mà « Thiên Chúa sẽ lau sạch mọi nước mắt » ( Kh 7,17 ; 21,4), trong Thành Giêrusalem trên trời, nơi sẽ tụ tập những người được cứu độ « thuộc mọi ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia » (Kh 7,9) giữa muôn lời ca ngợi tạ ơn  hỉ hoan.
Đó là động lực nền tảng của sự cứu độ : nhờ Thánh Thần mà Chúa Cha và Chúa Con gửi đến, chúng ta được liên kết vào mối quan hệ Cha-con với Thiên Chúa của Chúa Con. Từ thân phận và tầm vóc của chúng ta, chúng ta nhờ Ngài mà được sinh ra trong chính sự sống của Thiên Chúa. Vì thế chúng ta được mời gọi để sống sự tự do của kẻ làm con, để hợp tác vào công trình của Chúa Cha, để hưởng tất cả ơn ích mà Ngài đã định cho chúng ta, và tiếp nhận gia sản dành cho chúng ta trong tư cách là « kẻ đồng hưởng gia nghiệp » của Con Ngài (Rm 8,17).
Và vì việc nầy thực sự chỉ có thể thực hiện được trong Đức Giêsu-Kitô và bởi Đức Giêsu-Kitô, nên cụ thể khi chúng ta tham gia vào các bí tích * của Giáo Hội, thì chúng ta được kêu mời để tiếp nhận sự hiệp thông toàn vẹn vào sự sống đến từ Thiên Chúa và được đưa đến ngang tầm chúng ta trong lịch sử con người. Những bí tích* - trước hết là Rửa tội và Thánh Thể*- là những dấu chỉ sống động và hữu hiệu để Thiên Chúa tiếp tục đến gặp gỡ chúng ta, trao ban cho chúng ta sự sống của Ngài sau ngày Chúa Giêsu ra đi.

Ơn tha thứ,  một ơn huệ vô thường[47]

Tuy nhiên trở ngại chính cho sự thực hiện ơn cứu độ là tội lỗi. Đúng như  thế, ơn cứu độ giả thiết ta mở rộng tâm hồn, tiếp đón, và sẳn sàng chấp nhận Đấng đề nghị ơn cứu độ cho mình. Nhưng tội lỗi lại là thái độ ngược lại : tự mãn đến độ khinh thị kẻ khác, từ chối tiếp nhận kẻ khác vào trong cuộc sống mình, từ chối tin cậy và phó thác vào kẻ khác.
Nói cho đúng, Thiên Chúa cũng không làm gì được trước một thái độ như thế, một sự từ khước như thế, vì Ngài đã muốn chúng ta tự do, và Ngài tôn trọng chúng ta tự do như thế trong mọi thái độ nầy khác của chúng ta. – Đúng hơn thì Ngài vẫn làm được điều nầy; Thiên Chúa có thể còn làm một việc, một việc thôi : chứng tỏ cho chúng ta hay rằng, chúng ta có đối xử thế nào đi nữa, thì ít nhất Ngài còn làm được điều nầy là không bỏ rơi chúng ta và  tiếp tục yêu  thương  chúng ta.  Đó đúng là ý nghĩa  việc  Đức  Giêsu  đến  trong  thân  phận làm người hoàn toàn giống chúng ta.

 

« Cuối  cùng Ngài đã gửi con Ngài đến » (Mt 21,37).
Nếu Thiên Chúa cứu chúng ta, thì không phải như một nhà độc tài bắt buộc chúng ta phải chấp nhận các ơn huệ mà không được nói gì hết, hoặc như một kẻ cả vừa gia ân vừa khinh khi làm nhục kẻ mang ơn. Thiên Chúa đến với chúng ta như một người trong chúng ta, mang trọn thân phận của chúng ta, ngay cả chấp nhận những hậu quả của tội lỗi; thực đúng như thế: Đức Giêsu sẽ phải chịu án tử hình.
Thiên Chúa yêu chúng ta không vì gì cả, một ơn huệ* vô thường, mãi mãi. « Chỉ cần » chúng ta hiểu điều đó và rút ra những hệ quả – và chúng ta sẽ được tha thứ, giải thoát mọi tội lỗi, vươn ra khỏi sự hư hoại, đưa lên phẩm giá của kẻ làm con. Sự tha thứ của Thiên Chúa hoàn toàn, trọn vẹn, không tơ vương ân hận chi nơi Ngài. Chỉ cần chúng ta đón nhận mà thôi.
Chúng ta cần lưu ý điểm nầy, trong ơn tha thứ của Thiên Chúa, không phải như hình ảnh kinh hoàng của một kẻ tàn bạo mà người ta vô tình (nếu không nói là cố ý !) gán cho Ngài khi nói Ngài buộc Con Ngài phải nhập thể để  « trả » thay cho chúng ta, và chỉ hả giận khi thấy cho bằng được máu huyết lai láng đổ ra. Đã hẳn rằng công việc Đức Giêsu đã làm và số phận mà Ngài phải chịu rất nặng nề. Những sự kiện đó tự chúng cho chúng ta thấy tầm gia trọng của tội lỗi mà cuộc đời của Ngài phải là sự cứu chuộc*.

 

« Vì chính Cha thương yêu anh em » (Gioan 16,27)
« Bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, đó là lúc chúng ta còn là người tội lỗi, thì Đức Kitô đã chết cho chúng ta » (Rm 5,8)
 


Nhưng đừng cho rằng nhờ những tang thương nầy, nhờ giá khổ đau của Ngài mà Đức Giêsu sẽ làm cho Thiên Chúa từ giận dữ đổi sang khoan dung đối với chúng ta.
Thực ra, Đức Giêsu chết trên thánh giá không là nguyên nhân làm cho Thên Chúa tha thứ : Ngài khai mở cho thấy ơn tha thứ[48].  Ngài không là nguyên nhân theo nghĩa rằng Ngài không ép Thiên Chúa phải quyết định đi từ giận dữ đến khoan dung nhờ vào chiến công hiển hách nào đó của Ngài.
Trái lại Ngài chỉ mặc khải cho thấy rằng Thiên Chúa  không  thay  đổi  thái  độ  đối  với  chúng  ta, Thiên Chúa chờ đợi chúng ta và rộng tay tiếp đón chúng ta, nếu chúng ta từ chốn lầm lạc đồng ý quay về lại với Ngài. Dụ ngôn tuyệt vời về đứa con hoang đàng, với hình ảnh người cha hân hoan chào đón đứa con lạc đường trở về (Lc 15,11-32), có nói gì khác hơn đâu ?


Kêu gọi thực thi thân phận làm người
 (phận vụ dành cho chúng ta)

Nhưng sự cứu độ không phải việc làm của một mình Con Thiên Chúa. Sự cứu độ không thể thực hiện nếu không có chúng ta tham gia. Con Thiên Chúa mang ơn cứu độ cho chúng ta khi Ngài nhập thể, chết và sống lại, nghĩa là  mang nhân tínhlàm người. Ơn cứu độ ấy sẽ không thể chỉ « mang nhân tính[49] » nơi người mang đến; nó cũng cần mang nhân tính nơi những kẻ nó hướng đến: nó chỉ hiện thực một khi có sự hợp tác và với sự hợp tác của kẻ thụ nhận (mang nhân tính).
Cộng tác như thế nào đây ? Thay đổi tâm tư và từ bỏ tính ích kỷ và tôn sùng những thần tượng của mình để gặp gỡ một Thiên Chúa hằng sống và chân thật, - vâng đúng như thế !  Nhưng đồng thời cũng diễn tả thái độ từ bỏ tội lỗi và quay về với Thiên Chúa hằng sống trong cách sống của mình đối với kẻ khác, với tất cả những kẻ khác trên thế giới. Không thể yêu Thiên Chúa mà ta không thấy, nếu không yêu người anh em mà ta thấy. Không thể đón nhận được sự sống là ơn cứu độ vào tâm hồn ta, nếu chúng ta không dấn thân thăng tiến đời sống anh em chúng ta trên thế giới.
Vì tất cả những chương trình sinh hoạt cuộc đời chúng ta liên hệ với nhau : đời sống cá  nhân, gia đình, xã hội, chính trị. Nếu sự cứu độ của con người chính là sự sống Thiên Chúa, thì cuộc sống của con người mà Thiên Chúa muốn cứu độ lại tùy thuộc vào những nỗ lực nơi trần thế nầy. Vì con người thực sự cần có phương tiện để sống còn, có cơm ăn, áo mặc và tự do không bị áp bức trói buộc, để có thể tiếp nhận đề nghị cứu độ của Thiên Chúa, và có thể đáp trả. Không ai tin vào sự cứu độ của Thiên Chúa mà có thể thờ ơ với những hoàn cảnh sống cụ thể của những kẻ được ơn cứu độ kêu mời. Trong một nghĩa nào đó, ta nói rằng sự cứu độ của Đức Giêsu-Kitô nhằm khai lộ hướng đến một cuộc sống bất diệt, sẽ không thể nào tiến hành nếu không có sự giải phóng cuộc sống trần thế nầy.


Còn những người khác ?

Đây hẳên là câu hỏi cuối cùng : còn những kẻ không biết Đức Kitô, thì không thể, đã và sẽ không thể tiếp nhận chương trình cứu độ của Ngài hay sao ?
Câu hỏi quá bao la, nhưng cũng phải cố gắng trả lời một cách hết sức gãy gọn.
Đối với đức tin Kitô-giáo, chắc chắn Thiên Chúa muốn mọi người, không phân biệt là ai, đều hưởng ơn cứu độ trong Đức Giêsu-Kitô. Và không phải vì một số người chưa biết đến Đức Giêsu-Kitô mà dự định của Thiên Chúa không có giá trị đối với họ : khả năng cứu độ mà Đức Giêsu-Kitô mở ra cũng đến với họ, vì khả năng đó tuyệt đối đến với mọi người.
Như vậy phải chăng nói rằng họ sẽ được cứu độ dù họ có muốn hay không, hoặc không cần gì họ phải cộng tác ? Cả hai đều không phải. Cũng cần có sự cộng tác của chính họ ; và sự cộng tác đó phải thể hiện nơi cuộc sống của họ, quên mình và từ bỏ tính ích kỷ và khép kín tự mãn. Phục vụ và yêu thương. Mặc dầu các việc lành nầy ở bên ngoài mọi sự nhận biết Đức Giêsu–Kitô, nhưng chúng dẫn lối cho người thực hiện hưởng những gì mà Đức Giêsu-Kitô hứa ban cho những ai sống y như họ; bởi vì chính Đức Giêsu-Kitô kêu mời mọi người bước đi trên nẻo đường nầy.
Vì một sự cộng tác như thế mọi người có thể thực hiện, nên không ai tiên thiên bị đặt  ra ngoài ơn cứu độ của Đức Giêsu-Kitô. Vì mọi người đều được mời gọi và có phận vụ phải thực thi, nên không một ai có thể cứu độ một cách dễ dãi hay đại khái cả. Mọi người, kể cả những



« Còn chúng ta, chúng ta đã nhận biết tình yêu của Thiên Chúa nơi chúng ta, và đã tin vào tình yêu đó. Thiên Chúa là tình yêu : ai cư ngụ trong tình yêu, thì cư ngụ trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa cư ngụ trong người ấy » (1 Ga 4,16).
 


người không phải là Kitô-hữu, đều được kêu mời để hưởng ơn cứu độ*, một ơn cứu độ gắn liền với một phận vụ* cần phải thực thi  bằng mọi giá;  sự cứu độ nầy trước hết vẫn là một ân huệ vô thường ban cho mọi người, kể cả Kitô-hữu.
Chúng ta sẽ kết luận trong một chữ nầy thôi: « Đức Giêsu-Kitô Chúa chúng ta » : cùng với Truyền Thống Kitô-giáo xa xưa nhất, chúng ta sẽ tôn vinh Đức Giêsu  bằng danh xưng nầy ; chúng ta được mời gọi để nhìn nhận Ngài là Đấng Kitôø qua danh xưng nầy. Đức Giêsu ấy, Thánh Gioan ghi lại trong Phúc Âm (Gioan 20,28) rằng tông đồ Tôma đã xác tín để tuyên xưng là « Chúa của tôi và Thiên Chúa của tôi».

Phúc cho chúng ta nếu hành trình đi từ « Đức Giêsu » đến « Đấng Kitô », - giống như diễn biến tâm thức của người chứng vốn cứng lòng tin ấy -, giúp chúng ta khám phá và thâm tín rằng Đức Giêsu-Kitô 

- là một CHÚA, tự hiến mình làm KẺ PHỤC VỤ cho phần rỗi chúng ta,

- và là một THIÊN CHÚA tự mình muốn làm ANH của chúng ta đến muôn đời.






















Từ   vựng


































Affaire « Jésus » (ou Cause de Jésus)
Công cuộc của « Đức Giêsu » (hoặc sứ vụ của Đức Giêsu)
Sự kiện liên quan đến việc, sau khi Đức  Giêsu đã chết, người ta vẫn tiếp tục nhắc nhở Ngài và « đi theo* », sống theo giáo huấn và gương mẫu của Ngài qua bao thế kỷ đến ngày hôm nay. Trong ý nghĩa đó, sự kiện « Giêsu » luôn dấy lên nơi nhiều người câu hỏi mà chính Ngài đã từng nêu lên về thân thế Ngài : «Và các bạn, các bạn nghĩ thế nào ?  Đối với các bạn, thầy là ai ? » (Mc 8,27-29)

Agneau de Dieu
Chiên Thiên Chúa
Tước hiệu áp dụng nơi Đức Giêsu (nhất là sách Khải Huyền, cuốn sách cuối cùng của Kinh Thánh)  kết hợp hai hình ảnh Chiên vượt qua của người Do-Thái (Xh 12,1...) và hình ảnh Tôi tớù của Giavê (Is 53,7). Con chiên được tế lễ và tôn vinh nơi Đức Giêsu-Kitô tượng trưng sự toàn thắng của Ngài trên sự chết và ơn cứu độ mà Ngài mang lại cho nhân loại bằng chính máu của Ngài đã đổ ra.

Apôtres
Các Tông Đồ (tông đồ)
Tiếng Hy-Lạp có nghĩa là « được gửi đi ». Trước hết, một cách tổng quát, trong Tân Ước chữ nầy nói đến những vị mang sứ điệp Phúc Âm và những vị thành lập – thăm viếng những cộng đoàn Kitô-giáo tiên khởi ;  nhưng dần  dà được thực sự dành riêng để chỉ Mười Hai vị môn đệ-đồng hành được Đức Giêsu chọn, kết tập và gửi đi (xem Mc 3,13-19) nhằm kéo dài và tiếp nối công việc của Ngài.

Apparitions
Những lần hiện ra
Những lần Đức Giêsu xuất hiện giữa các môn đệ*  Ngài sau khi Ngài chết. Chứng thực* rằng Ngài không còn bị cấm cố trong mồ, không những Ngài sống lại mà mãi hiện diện ở giữa người của Ngài, mặc dầu bằng một lối mới – đó là ý nghĩa của lần ra đi dứt khoát (sau lần hiện ra cuối cùng) trước mặt họ trong ngày « Lên Trời »

Attestation, attester
Chứng thực, Làm chứng

Baptême
Phép thanh tẩy, phép thánh tẩy, phép rửa
Được tắm trong nước, mặc dầu mắt không thấy nhưng con người thực sự được làm hồi sinh và được thanh tẩy, mà nước là dấu chỉ và biểu tượng. Phép rửa là bí tích* khới nguyên của Kitô-giáo

Baptistes
Phái Thanh Tẩy
Những tín đồ thuộc các nhóm tôn giáo chủ trương thực hiện nhiều cuộc lặn, tắm trong nước như nghi lễ thanh tẩy. Gioan xem ra thuộc vào trào lưu  tôn giáo nầy – nên gọi là « Tẩy Giả » , và là người sẽ làm phép rửa cho chính Đức Giêsu -  nhưng khác với các nhóm ấy nhiều điểm : chỉ thực hiện phép rửa một lần mà thôi, ưu tiên đề cao cuộc sống đạo đức hơn là hình thức nghi lễ ; Gioan lên tiếng kêu gọi mọi người (chứ không phải chỉ những « người chuyên môn » tìm đức tinh khiết hoặc những « kẻ ưu tiên sống thánh thiện ») ; Ngài kêu mời hoán cải tâm hồn chuẩn bị cho kỳ Phán Xét đang đến gần, thấu soi « lòng dạ » con người nhằm mở ra một Triều Đại « công chính » của « thời mới » (Mt 3,1..)

Catholiques
Người Công  giáo
Trước hết họ là Kitô-hữu*. Tuy nhiên họ khác với những phần tử các « giáo hội » (confessions = cộng đồng tuyên xưng đức tin) Kitô-giáo khác (nhất là giáo hội Tin Lành và Chính Thốâng-giáo) về nhiều điểm quan trọng về tín điều : Giáo Hội và giáo hoàng, các bí tích, Trinh Nữ Maria v.v. Họ khẩn thiết tìm kiếm sự hiệp nhất chân thật để thực hiện cụ thể sự phổ quát (Công-giáo-tính có nghĩa là phổ–quát-tính) của Giáo Hội,  như lời cầu xin của Đức Giêsu :  «  Xin cho tất cả nên một như Cha và Con chúng ta là một » (Ga 17,21).

Cène  (ou : dernière Cène)
Tiệc ly
Bữa ăn cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ của Ngài, bữa ăn vào « ban tối, đêm Ngài chịu giao nộp ». Trong bữa ăn nầy, Đức Giêsu nhắc  lại giáo huấn của Ngài về yêu thương và hiệp nhất, diễn tả sự phó thác của Ngài nơi Cha Ngài và tin tưởng vào sự toàn thắng của Ngài trên sự chết sắp đến ; và cuối cùng Ngài xin họ thực hiện lại cử chỉ của Ngài « để nhớ đến (Ngài) » (phép Thánh Thể*).





Christ
Kitô
Tiếng Hy-Lạp  – Christos – dịch chữ Do-Thái là « Thiên Sai* » và từ  đó kết hợp tên Đức Giêsu làm thành  chữ « Giêsu-Kitô »

Concile
Công đồng
Các giám mục họp nhau để xét nhiều vấn đề của cuộc sống Kitô-hữu và đức tin Giáo Hội vào một thời kỳ nào đó. Có những công đồng riêng và những công đồng chung (hoặc: phổ quát, toàn thế giới, hoặc đại kết (oecuméniques) nghĩa là toàn thể các vùng đất có người cư ngụ : oikouméné). Hai công đồng chung đầu tiên đề cập đến Mầu nhiệm* Thiên Chúa-Ba Ngôi* : Nicée (325) và Constinôpôli I (381), hai công đồng chung kế tiếp về Mầu nhiệm* Đấng Kitô : Êphêsô (431) và Chalcédoine (451). Hai công đồng chung gần đây nhất về chính Giáo Hội và đức tin trong thế giới ngày nay : Vaticanô I (1869-1870) và Vaticanô II (1962-1965).

Consubstantiel
Đồng bản tính
Tương ứng với chữ homoousios tiếng hy lạp được dùng trong công đồng Nicée (325) nhằm diễn tả, một cách chính xác tối đa có thể, sự kiện Ngôi Lời* nhập thể*  được mạc khải*  nơi Đức Giêsu ngang với Chúa Cha trong mọi điểm, nên cũng là Thiên Chúa như Chúa Cha, mặc dầu là Con* Ngài. Bản Kinh Tin Kính chúng ta đã dịch homoousios là « đồng bản tính (với Đức Chúa Cha) ».  Tiếng Latinh là consubstantialem Patri – cùng một bản thể: Chúa Con hay Lời Thiên Chúa thực sự thuộc về cùng chính « Thựïc Thể-Thiên Chúa », cùng chính « Hữu Thể-Thiên Chúa » như Chúa Cha ; Chúa Cha và Chúa Con-Ngôi Lời ( và Thánh Thần) cùng nhau  là một Thiên Chúa duy nhất.

Croire
Tin  (xem bản văn, mục «Tin Đức Giêsu-Kitô » tr. 61)

Croix
Thánh giá  (xem chữ Passion*)

Descente aux enfers
Xuống âm phủ, địa ngục
Nói rằng Đức Giêsu « xuống địa ngục » (Kinh Tin Kính đọc  là ‘xuống ngục tổ tông’ trang 24, sánh Nhựt Khóa, Tân-Định- Saigon 1965) là nói rằng Ngài đã kinh nghiệm sự chết trong mọi chiều sâu bi thảm của nó ;  nhưng cũng xác nhận Ngài đã vượt thắng sự chết một cách hoàn toàn và vĩnh viễn. Từ nay mọi người được kêu gọi để hiệp lời tung hô của thánh Phaolô : « Ôi sự chết, đâu là chiến thắng của ngươi ? » (1 Co 15,55)

Disciples
Các Môn Đệ
Những người đã nhìn nhận Đức Giêsu là thầy mình và đi theo* Ngài, đón nhận lời dạy của Ngài và cố gắng thực thi.

Esprit Saint
Thánh Thần, Chúa Thánh Thần  (xem bản văn, mục  « Chúa Con và Chúa Thánh Thần » tr. 78 ...)


Eucharistie
Phép Thánh Thể
Bí tích* của Giáo Hội (xem Baptême : Phép Rửa) tưởng nhớ biến cố  Vượt qua* của Đức Giêsu-Kitô. Vừa để « tạ ơn = eu-charisten » Thiên Chúa vừa để tiếp nhận những hoa trái do công cuộc nầy, bằng việc thực hiện lại Hy tế* là ý nghĩa của biến cố Vượt qua, trong mỗi thánh lễ. Việc tín hữu tiếp nhận những hoa trái nầy kết hợp họ thành một thân thể sống động – là Giáo Hội - , và chính Giáo hội ấy lại được kêu mời để sống đúng Mầu Nhiệm* Vượt qua.

Exégètes
Các nhà chú giải (minh giải) Kinh Thánh
Những người có kiến thức chuyên môn nghiên cứu các bản văn Kinh Thánh, áp dụng các phương pháp khoa học để tìm hiểu các bản văn (phê bình văn chương và lịch sử, ký hiệu học...) nhằm trình bày lại rõ ràng việc thành hình ( trước tác), cấu trúc và cả « ý nghĩa » của chúng.

Exode
Xuất hành, đi ra khỏi đất Ai Cập hướng về Đất Hứa  (xem chữ Pâque*)

Fils de Dieu
Con Thiên Chúa
Tước hiệu dùng nhiều trong Kinh Thánh (và trong vùng Cận-Đông) để nói đến mối liên hệ và sự thân mật của những người liên quan (nhất là vua, nhưng đôi khi cũng nói đến dân, các thiên thần...) và Thiên Chúa. Khi áp dụng vào Đức Giêsu (đặc biệt nơi thánh Phaolô) thì tước hiệu nầy nói đến Đức Giêsu là Con riêng và thật sự, « duy nhất » và « luôn được mến yêu » của Chúa Cha, có bản tính* Thiên Chúa và đồng bản tính* với Chúa Cha, (với Thánh Thần) kết hợp với Chúa Cha thành một Thiên Chúa duy nhất (xem chẳng hạn Rm 8,32)

Fils de l’homme
Con người, Con của người
Tước hiệu nầy chính yếu rút từ  sách Daniel (Đn 7,13...) ; dường như đây là tước hiệu duy nhất mà Đức Giêsu trực tiếp áp dụng cho chính Ngài. Một mặt nó diễn tả nhân tính thực sự của Đức Giêsu, mặt khác nó cũng nhấn mạnh chiều kích siêu việt, vinh hiển, « chiều kích trời », mà ngay cả Khổ nạn của Ngài càng cho thấy rõ hơn (Mc 8,31 ; 9,31 ; 10,32). Chiều kích ấy sẽ khai mở trọn vẹn vào Ngày Quang Lâm, Thời Cánh Chung, nghĩa là lúc Ngài sẽ Trở Lại « trên các tầng mây trời » (Đn , như trên) và tỏ bày vinh quang của Ngài vào ngày tận thế ( Mc 13,26).

Foi
Đức tin  (xem chữ Croire*)
Gloire
Vinh quang  (Xem chữ Puissance*)
Grâce
Ân sủng, ơn huệ
Sự hiệp thông mà Thiên Chúa tự ý nối kết với con người theo sự tốt lành nhưng không, phát sinh từ chính sự sống của Ngài - nghĩa là phát sinh từ chính Ngài – nhờ Con* Ngài  Đức Giêsu-Kitô, trong Thánh Thần*.

Hérésie
Lạc thuyết
Sai lạc về tín lý, thường phát sinh  từ việc phóng đại hay nói quá mức về một chân lý cục bộ hơn là việc quả quyết một điều sai lạc hoàn toàn. Những chân lý có tầm quan trọng tương đương hoặc cao hơn bấy giờ bị che khuất hoặc bị bác khước.

Hypostase
Ngôi vị
Xem chữ Personne*, lúc ban đầu ý nghĩa khác nhau, nhưng không bao lâu lại xem là tương đương (xem ngay bản văn của công đồng Chalcédoine trích trong sách nầy tr. 27-28)

Identité
Lý lịch, căn cước, căn tính
Là điều xác định X là X chứ không phải là Y (như « giấy căn cước, tờ khai lý lịch »)

Image de Dieu
Hình ảnh Thiên Chúa
Từ ngữ nầy áp dụng vào Đức Kitô theo một nghĩa rất mạnh trong nhiều bản văn của thánh Phaolô (2 Cr 3,18 ;Cl 1,15 ; xem Dt 1,3) để giúp chúng ta hiểu rằng, nếu nơi chính Thiên Chúa, Ngôi Lời*-Chúa Con* là đấng toàn hảo như  Chúa Cha, thì dưới đất và trong lịch sử, con người Giêsu xét về mặt nhân loại là sự  (đại) diện - sự biểu lộ - sự mạc khải trung thực của Mầu nhiệm về Thiên Chúa (vốn không thể với đến hay nhìn thấy được).

Incarnation
(Mầu nhiệm) Nhập thể
Từ ngữ trừu tượng nhằm chỉ việc chính Thiên Chúa, trong Ngôi Lời*-Chúa Con* (mà từ đó lại nói « Ngôi Lời nhập thể », « Chúa Con nhập thể») đến trong « thân xác » và sống trong « thân xác » -  nghĩa là trong thân phận con người với tất cả những giới hạn của con người  « ngoại trừ tội lỗi ».

Israel
Israel
Bên cạnh những ý nghĩa cục bộ hơn, tên gọi nầy nhằm nói đến Dân của Cựu Ước, đối lại  – theo thánh Phaolô -  với Israel « mới » hoặc « theo Thánh thần », đó là Giáo Hội, Thân Thể Đức Kitô.

Judaïsme
Do-Thái giáo
Toàn bộ những niềm tin, truyền thống và định chế đã và đang giúp cho người Do-Thái quan niệm mình là một đơn vị văn hoá-xã hội và tôn giáo nhất định (như một dân tộc), xuyên qua các thời đại với những thăng trầm và chuyển biến của lịch sử.

Logos
Lời  (xem chữ Verbe*)

Lumières
(Trào lưu) Ánh Sáng
Phong trào tư tưởng quan trọng của Âu Châu trong các thế kỷ XVII và XVIII chủ trương lấy lý trí kiểm thảo làm thẩm quyền duy nhất về chân lý và chống báng ngay chính nguyên lý của mạc khải* và đức tin* qui chiếu vào mạc khải.

Luther
Luthêrô  (1483-1546)
 Là người khai sinh và cổ võ một phong trào Cải Cách  sau đó gọi là « hội thánh Tin Lành» ; phong trào nầy sẽ có nhiều tầm mức quan trọng khác nhau, nhưng được biết đến trong việc thẩm định một cách cương quyết vị thế của Đức Kitô (và sự cứu độ mà Ngài đem lại) trong đức tin Kitô-giáo, và đồng thời trong thái độ cương quyết không kém chống lại một số khía cạnh thuộc định chế và bí tích nơi giáo lý và lối sống « Công giáo* ».

Magistère
Quyền Giáo huấn
Thẩm quyền hợp cách – giáo hoàng và các giám mục – trong Giáo hội, có chức năng đưa ra một cách chính thức và trung thực giáo lý chân chính Kitô-giáo, thiết định với đầy đủ năng quyền ý nghĩa tín lý khi thấy cần phải làm, có bổn phận loại bỏ mọi lệch lạc hoặc hiểu sai (xem chữ «Hérésie *»).

Médiation
Sự trung gian
Chức năng của một người có năng cách để nối liền mối quan hệ giữa hai phía hoặc toàn thể những thành phần khác nhau ; không có người ấy thì những phần tử khác nhau sẽ không cách gì gặp gỡ và liên kết với nhau được. Điều kiện thiết yếu để một việc làm trung gian thành công hẳn nhiên là người làm trung gian phải thực sự « được đôi bên  chấp nhận », đồng thời không bị giản lược vào một trong các phần tử ấy.

Messie
Thiên Sai
Là Đấng được Thiên Chúa gửi đến để thi hành công cuộc cứu độ mà Israel* trông chờ nơi Ngài. Các quan niệm về thiên sai giải phóng thay đổi qua các thế kỷ và tùy hoàn cảnh, nhưng chân dung Đấng Thiên Sai, kẻ được xức dầu (trong tiếng Do-Thái masiâh có nghĩa là « xức dầu »), thường mang những nét vương giả. Khi áp dụng vào Đức Giêsu (trong bản văn Hy-Lạp chữ « Kitô = Đấng được xức dầu »  luôn nối liền với tên Ngài trong chữ đôi Giêsu-Kitô), tước hiệu Thiên Sai lại mang một ý nghĩa đổi mới một cách sâu xa (xem bản văn trong sách nầy, mục « Giêsu » và « Kitô » tr. 33...).

Mystère
Mầu nhiệm
Thực thể sâu kín đến độ không những tuyệt đối vượt lên tất cả những gì con người có thể quan niệm, mà còn vượt  lên tất cả những gì nó có thể ao ước hoặc hy vọng. Trong ngôn ngữ Kitô-giáo, chữ nầy liên kết với chính thực thể của Thiên Chúa và với tất cả những việc gia ơn (xem chữ grâce*)  của Ngài trong Đức Giêsu-Kitô và do Chúa Thánh Thần*, nên không những nó cao cả khi còn « che giấu », mà  còn hơn thế nữa khi được mạc khải* (Cl 1,26 ; Ep 3,9).

Mythe
Huyền thoại
Chữ nầy thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực để nói đến những thực thể huyền hoặc và giả tưởng đôi khi còn được hiểu là láo khoét. Kỳ thực, ngôn ngữ huyền thoại giúp diễn tả những điều kỳ bí* mà tư duy lý trí và ngôn ngữ luậân lý  không thể nào chuyển đạt.

Nature
Bản tính, bản chất
Đối lại vơiù chữ « ngôi vị* », chữ nầy nói đến cái gì là một hữu thể, chứ không nói đến ai là hữu thể ấy ; nó nhằm đến các đặc tính, phẩm chất và năng lực tiêu biểu cho một « lối » hiện hữu, chứ không phải là chủ thể tác động các điều ấy. Nên những thành ngữ « nature divine = thiên tính » và «nature humaine = nhân tính » lại nói đến một số những đặc tính, những nét cá biệt và chức năng riêng mà người ta gọi là « Thiên Chúa » và « người » ; những điều đó không nói ai là « kẻ » tác động chúng.
Trong trường hợp của Đức KITÔ, các đặc tính,  nét cá biệt và chức năng của nhân tính của Ngài được ngôi vị Thiên Chúa của Ngài đảm trách vì Ngài không phải là Ngôi vị con người (= personne humaine) : ngôi vị duy nhất nơi Ngài là chính ngôi vị của Lời* Thiên Chúa (= Ngôi Lời), Con* Thiên Chúa. Trong trường hợp  Thiên Chúa,  các đặc tính, nét cá biệt và chức năng của thiên tính được ba Ngôi Cha, Con và Thánh Thần tác động (nhưng mỗi ngôi theo tước vị riêng của mình).

Pâque
Lễ vượt qua
Lễ Do-Thái rất xa xưa trở thành lễ quan trọng nhất từ khi nó được cử hành để tưởng niệm biến cố thành lập toàn lịch sử Israel* : Israel được giải phóng hoặc « cuộc vượt qua » từ xứ Ai Cập xuyên qua Biển Đỏ. Người Kitô-hữu nói đến  « lễ vượt qua của Đức Giêsu » là nói đến sự vượt qua cõi chết của Ngài đến sự sống (nghĩa là Sự Sống Lại*) và thiết lập một dân mới được giải thoát khỏi nô thuộc và được kêu mời để đi vào « Đất hứa ». Lễ Phục Sinh (Pâques) Kitô-giáo mừng sự sống lại của Đức Giêsu.





Paraclet
Đấng Nâng Đỡ
Thánh Thần* là Đấng « bênh vực, luật sư », Đấng bảo vệ và nơi nương tựa cho người tin.

Parole de Dieu
Lời Chúa (Xem chữ Verbe*, và chữ Prophète*)
              
Parousie
Quang lâm, Đức Kitô đến lại trong thời cánh chung   (Xem chữ Fils de l’homme*)

Passion
Khổ nạn
Con đường trung tín và khổ đau mà Đức Giêsu đã trải qua từ lúc Ngài bị chận bắt cho đến cái chết của Ngài trên Thánh giá. Khổ nạn nầy được mỗi một tác giả trong bốn vị viết phúc âm ghi lại; khi cộng thêm vào phần Sống Lại*, toàn bộ tạo nên Mầu Nhiệm* phục sinh hoặc Lễ Vượt qua* của Đức Giêsu, là mạc khải cao cả nhất về tình yêu Thiên Chúa và nguồn cứu độ cho con người.

Péché
Tội lỗi  (Xem bản văn, mục « Ơn tha thứ trong ân huệ » tr. 91-92)

Pères de l’Eglise
Các Giáo Phụ
Là những người tin và làm chứng (thường là các  giám mục) vào những thế kỷ đầu của Giáo hội ; «họ thực thi sự hiệp nhất và thông công của đức tin trong hoàn cảnh địa phương và thời đại của họ, và được người ta nhìn nhận là những bậc thầy» (Vincent de Lérins). Xem chữ Tradition*.

Personne
Ngôi vị
Đối lại với chữ thiên nhiên (= nature*), trong trường hợp con người, ngôi vị nhằm chỉ một chủ thể tự do và trách nhiệm « điều hành » tất cả những gì thuộc bản tính mình: tất cả những điều nó làm và những gì thuộc hữu thể của nó (= là nó). Việc áp dụng chữ nầy vào Thiên Chúa (chẳng hạn nói « Ngôi Cha ») đòi hỏi phải loại ra tất cả những hình thức biểu tượng quá trực tiếp liên quan đến tâm lý (hoặc tâm-lý-hóa).

Pharisiens
Các người Pharisêu, người Biệt Phái Trào lưu Do-Thái chuyên lo học hỏi Lề Luật Do-Thái  và rất để ý đến việc thực thi Lề Luật. Đức Giêsu đã trách mắng người Pharisêu về tính tẳn mẳn, hoặc giả hình trong lối sống của họ ; họ không chấp nhận sứ điệp của Ngài, sứ điệp kêu mời họ hoán cải tâm hồn, vượt lên trên việc tuân giữ những phép tắc nghiêm nhặt.

Prophète
Tiên tri
Người nói nhân danh Thiên Chúa, mang Lời Thiên Chúa và rao truyền. Tước hiệu nầy là một trong những tước hiệu đầu tiên mà những người lắng nghe Đức Giêsu và môn đệ Ngài áp dụng cho Ngài.

Protestants
Những người Tin Lành  (Xem chữ Luther*).

Puissance
Quyền năng
Cũng như chữ « vinh quang » (= gloire) chẳng hạn, chữ nầy trong Kinh Thánh nhằm chỉ vị thế tối thượng và chúa tể (chủ tế)* (= Seignerie*) của Thiên Chúa, tỏa lan trên mọi vật trong mọi thời đại và khắp vũ trụ. Đừng nên hiểu những từ ngữ nầy theo nghĩa thuần chính trị như là « thống trị » hoặc trần tục như « phô trương ». Theo Kinh  Thánh, và hơn hết là trong Đức Giêsu-Kitô, nơi cái chết và sự Sống lại của Ngài, Thiên Chúa dùng vinh quang và quyền năng của Ngài để phục vụ sự cứu độ Dân Ngài. Và đó là phương cách Ngài thiết lập Vương quyền và Vương Quốc của Ngài.

Rédemption
Cứu chuộc
Từ ngữ nầy (nguyên tự là « chuộc lại ») được dùng và hay được dùng hơn nhiều chữ khác tương tự (giải thoát, thần hóa, đem lại công chính, làm hòa lại ....) nhằm chỉ công cuộc cứu độ* mà Thiên Chúa thực hiện cho con người trong Đức Giêsu-Kitô, và đến với mọi người qua nhiều thời đại nhờ Thánh Thần* của Ngài. Chữ nầy lúc khởi nguyên có nghĩa là kéo người Do-Thái ra khỏi thân phận nô lệ trong thời Xuất Hành* (Xh 13,17 ; 15,20). Nó không có nghĩa là Thiên Chúa phải trả một món tiền chuộc cho bất cứ ai (như cho ma quỉ) ; cũng nên nhấn mạnh rằng, trong hành động cứu giúp con người, Thiên Chúa đã chỉ cho mà không tìm lợi chi cho Ngài (xem bản văn, mục «  Ơn tha thứ trong Ân huệ » tr. 91-92).

Règne
Vương quyền, sự trị vì, triều đại (Xem chữ Puissance*)

Résurrection
Phục sinh, Sống lại
Đi qua cõi chết, bước qua, vượt qua một cái chết thật, đến một sự sống  « không hề chết »: sự sống đời đời, sự sống thật, đó là sự thông dự vào chính sự sống của Thiên Chúa. (Xem chữ Grâce*).

Révélation
Mạc khải  (Xem chữ Verbe*)

Royaume
Vương quốc, Nước (Xem chữ Puissance*)

Sacrement
Bí tích
Một cử chỉ đi kèm một lời nói đầy lòng tin, tác động một cách thiêng liêng nhưng thiết thực bên trong con người (nơi tâm hồn) điều mà nó biểu thị, tượng trưng trong trật tự hữu hình xem thấy được. (Xem chữ Baptême*, phép rửa, bí tích khai nguyên của Giáo Hội*).

Sacrifice
Hy lễ, lễ hy sinh
Lễ nghi dâng tiến, một « lời cầu nguyện bằng hành vi ». Hy tế diễn tả sự dâng hiến mà người dâng muốn dâng chính mình cho Thiên Chúa, nên nó chỉ có giá trị nơi nỗ lực yêu thương bên trong; không lý đến tấm lòng yêu thương nầy thì mọi việc chỉ là hư vô giả ảo và khắc kỷ cầu lợi, đôi khi còn là việc hủy hoại thân xác một cách độc hại.


Salut
Sự cứu độ, phần rỗi
Tình trạng của kẻ được cứu; theo đức tin Kitô-giáo, nó có nghĩa là: được tha thứ các tội của mình và giải thoát khỏi những nổi khắc khoải, được hứùa ban (và đã được thấm nhập bởi) một sự sống có khả năng vượt thắng mọi đe dọa hoặc xiềng xích trói buộc, kể cả sự chết ; nghĩa là sự sống của chính Thiên Chúa  chuyển đến cho mình nhờ ơn huệ* của Đấng Cứu Độ Giêsu-Kitô, trong Thánh Thần*.

Sang
Máu
Theo Kinh Thánh, máu là dấu chỉ của sự sống; máu đổ ra là dấu chỉ và là thực thể của sự sống dâng cho, trao gữi, thông ban.

Seigneur
Chúa
Chữ nầy là tên Thiên Chúa trong Cựu Ước : Yahwé, dịch ra tiếng Hy Lạp là Kurios. Khi áp dụng vào Đức Giêsu, thì nó nêu lên cho biết Ngài thuộc vào Mầu Nhiệm Thiên Chúa: vượt lên trên sự chết-sống lại, Ngài thực thi quyền năng* và sự trị vì của Thiên Chúa, tham dự sự sống và vinh quang của Thiên Chúa.

Serviteur
Tôi tớ
Nhân vật kỳ bí đặc biệt được nêu lên trong « các bài thơ » hoặc các  « bài ca » của Tôi-tớ trong Isaia (rải ra trong các chương 42 đến 52 sách nầy). (Có lẽ chính Đức Giêsu đã áp dụng chữ nầy cho Ngài), chữ nầy diễn tả Khổ nạn*, sự chết và, rộng hơn, đó là toàn bộ cuộc đời Ngài, như con đường đau khổ và hy sinh*, nhờ đó mà Thiên Chúa mở các cánh cửa thứ tha và cứu chuộc*, sự cứu độ* và sự sống cho « muôn người » (xem Is 53,12).

Suivre / suite de Jésus
Đi theo, bước theo Đức Giêsu
Động từ thường gặp trong các bản Phúc Aâm nhằm nói đến việc bước theo Đức Giêsu, theo sau Ngài (« dõi bước »), và gợi lên quyết định « liên hệ » là thực sự làm môn đệ*  của Ngài.

Susciter/ Suscitation
Dấy lên / Hưng phấn, Hứng khởi
Theo nguyên tự thì động từ nầy có nghĩa là: làm dậy men, làm phát sinh, làm xuất hiện...Từ ý nghĩa nguyên khởi nầy người ta hiểu được các chữ như « sống lại, phục sinh = ressusciter ; résurrection... ». Nhưng người ta cũng dùng các chữ nầy và các hình ảnh mà chúng gợi ra để nói đến những gì linh hoạt, tạo sức sống, gây hứng khởi...cho chính đời sống con người ( xem bản văn, mục « Giêsu-Kitô Chúa chúng ta » tr. 75-76)

Tâche
Việc phải làm, phận vụ
Đối lại với ân sủng, ân huệ, chữ nầy nói đến trách nhiệm riêng dành cho con người : Cần có sự hợp tác hoặc tham gia của cá nhân ( con người) để cuộc sống được hoàn thành ; nghĩa là cần có sự hợp tác của chính mình để ơn* cứu độ* có thể nâng đở, linh hoạt và hướng dẫn .




Théologie
Thần học
Nỗ lực nghiên cứu và suy tư để đạt đến một sự hiểu biết đầy đủ hơn và một lối trình bày khả tín hơn về đức tin*, được Lời* Thiên Chúa chứng thực* và được Giáo Hội truyền đạt lại (Xem chữ Tradition* và Magistètre*).

Thomas d’Aquin
Tôma Aquinô
Thần học gia thời danh thế kỷ XIII ; tư tưởng  thần học của ngài được Giáo Hội Tây Phương xem là mẫu mực. Và vẫn còn được xem như thế, mặc dầu có nhiều thích ứng và cải biến trước những chuyển biến văn hóa của xã hội kể từ Thời Trung Cổ.

Tradition
Truyền thống
Truyền đạt. Chữ nầy vừa nói đến đối vật được truyền trao vừa là hành động truyền đạt. Truyền thống Kitô-giáo là sự truyền đạt trung thực đạo lý (= la doctrine) Kitô-giáo qua các thế kỷ( Xem các chữ Conciles*, Pères de l’Eglises*) và truyền đạt chính sự sống của Đức Kitô ( Xem 1 Cr 11,23).

Trinité
Ba Ngôi
Từ ngữ trừu tượng (không phải Kinh Thánh) nhằm chỉ chính Thực Thể của Ba Ngôi* Thiên Chúa – Cha, Con và Thánh Thần -, trong cách thế Ba Ngôi ở trong Sự Hiệp Nhất (hiệp nhất của một bản tính* Thiên Chúa duy nhất) chỉ một Thiên Chúa duy nhất hằng sống và chân thật.

Union hypostatique
Kết hợp hai bản tính nơi Đức Giêsu-Kitô
Trong Đức Giêsu-Kitô, sự  kết hợp hai bản tính* - thiên tính và nhân tính - trong và thể theo Ngôi* ( = personne, hypostase) Lời*- Con Thiên Chúa*. Vì được thấm nhập và linh hoạt bởi thực thể Ngôi vị của Lời-Con Thiên Chúa mà nhân tính của Đức Giêsu có được thực thể ngôi vị riêng của mình, nghĩa là thực sự được cấu thành và có thể sinh hoạt như ngôi vị.

Verbe
Lời, Ngôi Lời, Lời Thiên Chúa
Tiếng Hy-Lạp là Logos ; tiếng Pháp dịch là Parole de Dieu = Lời Thiên Chúa. Tước hiệu áp dụng cho Đức Giêsu-Kitô để chỉ cho biết Ngài là Con* - Hình ảnh* Chúa Cha, Đấng nhập thể* trong một cuộc sống làm người, đã mạc khải Thiên Chúa cho con người bằng lời nói, hành động và cả cuộc đời của Ngài ( Xem Gioan 1,1...). Ngài đến không phải chỉ như một vị tiên tri* lên tiếng nhân danh Thiên Chúa, nhưng là thực thể và là chính hành động  (événement même) của Lời Thiên Chúa trong lịch sử, là Lời Thiên Chúa « tự mình lên tiếng nói » với con người, ở giữa những con người.

Thư mục



J. Doré                   Articles « Jésus-Christ » (p.847-858),  « Incarnations » (766-769), « Descente aux enfers » (390-394), « Résurrection de Jésus » (1442-1448), « Salut-Rédemption » (1514-1523), « Trinité » (1727-1734), in P. Poupard (éd.), Dictionnaire des religions    PUF, 1984.

J.Doré et al.      Jésus, le Christ et leschrétiens               Coll. Jésus et Jésus-Christ, Annexe N- 2  Desclée, 1981.

J.N. Bezançon                    Le Christ de Dieu
          Desclée de Brouwer, 1986.

B. Rey                   Jésus-Christ, chemin de notre foi
          Cerf, 1981.

C. Perrot            Jésus et l’histoire
         Coll. Jésus et Jésus-Christ,   N- 11, Desclée, 1980

B. Sesboüé        Jésus-Christ dans la tradition   de l’Eglise,       
           coll. Jésus et Jésus-Christ, N- 17, Desclée, 1983.




































MỤC LỤC


I.      Giêsu ?                                                             tr.  9          

II.    Giêsu khởi từ Giêsu                                        tr. 15
        Từ thủa ban đầu                                               tr. 15
        Qua các thế kỷ                                                 tr. 21

III.   Giêsu hay là Giêsu-Kitô ?                                tr.29
        Thắc mắc về Đức Giêsu
         và « tầm quan trọng của vấn đề »                    tr.29                                                      
        Giêsu là ai ?                                                      tr.33
        Tại sao lại có những Kitô-hữu ?                       tr.42
        Ngài được phục sinh                                         tr.53
        Còn bạn, bạn nghĩ thế nào ?                             tr.57

IV.  Đức Giêsu-Kitô  Chúa chúng ta                        tr.61
       Thiên Chúa của Đức Giêsu-Kitô                       tr.63
        Mầu nhiệm Đức Giêsu-Kitô                             tr.66
        Sự cứu độ từ Đức Giêsu-Kitô                           tr.70

       Từ vựng                                                             tr.79
Thư mục                                                                  tr.101











[1] Donner le Bon Dieu 
[2] Donner la communion, donner le corps du Christ 
[3] * «  affaire » những chữ đặc biệt được tác giả đánh dấu (*) được giải thích trong bản từ vựng phần phụ lục.
[4] Le scandale de la mort de Jésus
[5] L’identité ... divine
[6] Le Seigneur 
[7] Le Fils Unique de Dieu 
[8]  L’Image de Dieu 
[9] Le Verbe 
[10] « Sauveur...universel »
[11] Les hérésies
[12] Symbole de Nicée-Constantinople  =  kinh tin kính
[13] Sphère de Dieu
[14] Il fait partie de la réalité  même de Dieu
[15] Dieu n’est plus « Dieu » sans lui
[16] La «  définition »
[17] Âme raisonnable
[18] Sans confusion ni changement, sans division ni séparation
[19] Personne
[20] Hypostase
[21] Sphère d’être 
[22] Appartenances 
[23] En tout et pour tout
[24] L’union hypostatique 
[25] « Le Messie »
[26] Baptiste
[27] « L’être chrétien »
[28] Se définissent par rapport à lui
[29] un salut
[30] Dieu
[31] Grâce
[32] Comme le Dieu des hommes
[33] Médiation
[34]La  qualité suscitante* (lòng nhiệt thành sống đạo)
[35] Suscitation
[36] à  notre portée
[37] Se communiquer à nous : hiệp thông, liên lạc, nối kết
[38] Purement et simplement
[39] Distintes
[40] Dynamisme
[41]«être »
[42] Dans son propre mouvement et son propre dynamisme d’existence filiale
[43]Re-engendrement
[44] Le mouvement de sa propre filiation trinitaire
[45] Humainement
[46] De ce qu’il « est »
[47] Le pardon dans la Grâce
[48] Il le (le pardon) révèle
[49] humain

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét